Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng nhân nhanh chồi Lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) in vtro. (Trang 26)

Thí nghiệm nuôi cấy in vitro đầu tiên được thực hiện ở phòng thí nghiệm của Knudson tại trường Đại học Corell. Năm 1949; Gavino rotor ở trường Đại học Corell giải thich đốt hoa của Hồ Điệp có thể cảm ứng hình thành con nếu như đặt mẫu cấy vô trùng trên môi trường giống như môi trường cho hạt lan nảy mầm. Vào năm 1960, Georges Morel ở bộ phận sinh lý thực vật thuộc Central station của Pháp đã chứng minh đỉnh chồi của

cymbidium có thể cảm ứng tạo nhiều cây con khi trên môi trường nảy mầm có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật một thời gian ngắn sau đó Donald Wimber (1963) ở phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven đã phát triển thành công một phương pháp nhân giống vô tính hiệu quả đối với cây

Cymbidium [23].

Kỹ thuật nuối cấy mô đã thành công đối với nhiều loại lan. Ở lan Hồ Điệp, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tạo ra nhiều sự biến đổi gene ở cây con. ở vài thí dụ cho thấy hơn 50% cây cấy mô có hoa khác biệt rõ rệt đối với cây bố mẹ. Đến năm 1971, Tse và cộng sự tại trường Califonia lần đầu tiên nhân giống lan Hồ Điệp bằng nuôi cấy mô tiền củ (protocorms). Sau đó, một loạt các công trình nghiên cứu về cây lan HồĐiệp bằng kỹ thuật nuôi cấy mô đã được công bố như của các tác giả Intuwong và Sagawa (1974) tại trường Đại học Hawaii; Griesbach (1983) tại phòng Nông nghiệp Mỹ; Homma và Asahira (1985) ở trường Đại học Kyoto Nhật Bản…[23].

Việc sản xuất cây con nuôi cấy mô từ tiền củ từ mục đích lấy hoa đã được phát triển. tuy nhiên, với con đường này để ứng dụng tạo ra cây hoa trồng trong chậu thì chưa hiệu quả. Do đó các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu và xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp. Từ các kết quả nghiên cứu đã tập trung nghiên

19

cứu và xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp. Từ các kết quả nghiên cứu đã tạo ra tỉ lệ lớn tiền củ của lan Hồ Điệp trong nuôi cấy in vitro. Đó là nghiên cứu của Sheehan (1960) ở trường Đại học Florida; Tanaka và cộng sự (1988) tại trường Đại học Miyazali Nhật Bản; Hebrew Israel và Wang (1995) tại trường Đại học Texas A&M Mỹ…[23].

Năm 2002, Park So Young và cộng sự, khảo sát tối ưu hóa quá trình tạo Protocom từ lá, đưa ra quá trình hoàn chỉnh và kiểm chứng trên nhiều giống lan HồĐiệp khác nhau [24].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng nhân nhanh chồi Lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) in vtro. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)