Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Bảo Minh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂMTNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 36)

chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Bảo Minh.

4.1. Kết quả kinh doanh.

Cũng như kết quả kinh doanh của toàn công ty, kết qủa kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận.Trong đó lợi nhuận là thước đo hữu hiệu nhất của kết quả kinh doanh,nó cho biết tình hình kinh doanh đạt được ở mức độ nào, cho phép đánh giá được tốc độ tăng trưởng kinh doanh. ở các phần trên, để đánh giá các công tác của nghiệp vụ ta dùng doanh thu phí bảo hiểm gốc, còn đánh giá kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ thì ta cần dùng tổng doanh của nghiệp vụ. Tổng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba gồm:

-Thu phí bảo hiểm gốc. -Thu phí nhận tái bảo hiểm. -Thu nhượng tái bảo hiểm. -Thu hoạt động tài chính.

-Thu hoạt động khác như: Thu giám định, đại lý...

Trong các khoản thu này thì thu phí nhận tái bảo hiểm và thu nhượng tái bảo hiểm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, vì ở nghiệp vụ này Bảo Minh nhận tái và nhượng tái rất ít. Do đó, để cho gọn ta gộp thu phí nhận tái bảo hiểm, thu nhượng tái bảo hiểm, thu hoạt động tài chính, thu hoạt động khác thành thu hoạt động tài chính và hoạt động khác; Thu phí bảo hiểm gốc và thu phí nhận tái bảo hiểm thành tổng phí bảo hiểm.

-Chi bồi thường thuộc phần trách nhiệm giữ lại. -Chi quản lý.

-Chi hoa hồng.

-Chi đề phòng hạn chế tổn thất.

-Chi thuế, gồm: Thuế VAT, thuế lợi tức,...

-Chi khác: Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm, hoàn phí, giảm phí, giám định, đại lý, chi hoạt động tài chính...

Lợi nhuận của nghiệp vụ được xác đình bằng tổng doanh thu nghiệp vụ trừ đi tổng chi phí nghiệp vụ. Tức là:

Lợi nhuận nghiệp vụ = Tổng doanh thu – Tổng chi phí .

(Kết quả kinh doanh )

Từ đó ta lập được bảng sau:

Bảng 10: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 1. Tổng doanh thu -Tổng phí bảo hiểm -Thu HĐTC &HĐK Tr.đ Tr.đ Tr.đ 36120 35020 1100 41587 40037 1550 51844 49857 1987

2.Tổng chi -Bồi thường thực trả -Chi quản lý -Chi hoa hồng -Chi ĐP&HCTT -Thuế -Chi khác Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ 32164 17203 4298 1827 1612 3973 3251 40450 23684 4924 2093 1847 4159 3743 49217 28351 6091 2589 2284 5236 4666 3. Lợi nhuận Tr.đ 3956 1137 2627

(Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh)

Từ kết quả nhận được trong bảng trên ta thấy lợi nhuận đạt cao nhất vào năm 1999, sau đó lại giảm mạnh vào năm 2000, rồi lại tiếp tục tăng lên mạnh mẽ vào năm 2001. Nhưng dù lợi nhuận có tăng giảm thế nào thì nó cũng đóng góp một phần rất lớn vào lợi nhuận của công ty. cụ thể:

Năm 1999 với tổng chi của nghiệp vụ là 32164 triệu đồng, chiếm 89,05% doanh thu. Trong đó chi bồi thường thực trả là 17203 triệu đồng, chiếm 47,63% doanh thu, tổng các khoản chi còn lại là 14961 triệu đồng, chiếm 41,42% doanh thu. Lãi thu được trong năm này là 3956 triệu đồng. Đây là khoản lãi rất lớn, lớn nhất trong các năm ta đang xét và nó có vai trò rất quan trọng trong năm 1999. Vì nó là nguồn lãi đóng góp lớn nhất trong lợi nhuận của công ty, trong hoàn cảnh hầu như tất cả các nghiệp vụ khác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đều thua lỗ hoặc có lãi ít. Vì vậy thành tích đạt được trong năm 1999 không chỉ có sức mạnh quan trọng đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mà nó còn có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của Bảo Minh.

Năm 2000 tổng doanh thu của nghiệp vụ là 41587 (triệu đồng), tăng 15,14% so với năm trước. Tuy vậy, đây là năm mà tổng chi tăng nhanh, lên tới 40450 (triệu đồng), chiếm tới 97,27% doanh thu và tăng 25,76 % so với năm trước. Bồi thường thực trả tăng vọt, lên đến 23684 (triệu đồng), chiếm 56,95% doanh thu và tăng 37,67% so với năm trước. Tổng các khoản chi còn lại là 16766, chiếm 40,31% doanh thu (xấp xỉ tỉ trọng của các khoản chi khác năm trước so với doanh thu năm trước). Do vậy chính bồi thường thực trả là nhân tố quyết định sự tăng tỉ trọng tổng chi trong doanh thu và là nhân tố chi phí duy nhất quyết định đến sự biến động lợi nhuận của công ty. Từ sự biến động doanh thu và chi phí lợi nhuận đạt được của công ty chỉ còn 1137 (triệu đồng), giảm tới 71,25% so với năm trước.

Năm 2001 tổng doanh thu đạt được là 51844 (triệu đồng), tăng 24,66% so với năm trước. Cùng với sự tăng doanh thu, tổng chi cũng tăng lên đến 49217 (triệu đồng), chiếm 94,93% doanh thu và tăng 21,67% so với năm trước. Trong tổng chi thì chi bồi thường thực tế là 28351 (triệu đồng), chiếm 54,69% doanh thu và tăng 19,71% so với năm trước. Tổng các khoản chi còn lại là 20886 (triệu đồng), chiếm 40,25% doanh thu ( cũng xấp xỉ các năm trước). Do vậy năm nay sự biến động trong bồi thường thực tế cũng quyết định sự biến động của tỉ trọng tổng chi trong tổng doanh thu và cũng là nhân tố chi phí duy nhất quyết định đến sự biến động của lợi nhuận. Ta thấy tốc độ tăng chi phí năm 2001 cũng nhanh nhưng tốc độ tăng doanh thu cũng nhanh và doanh thu đã bù đắp được chi phí và tăng lợi nhuận, cuối cùng dẫn đến lợi nhuận của công ty đạt 2627 (triệu đồng), tăng 130,97% so với năm trước. Kết quả này đã phần lớn bù đắp được sự suy giảm của năm 2000 và tạo ra động lực lớn cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên để họ cố gắng phấn đấu đạt được những thành tích to lớn hơn nữa trong năm tới.

Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh đã phần nào cho ta hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên để đánh giá được rõ hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty ta cần có các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh. Bởi vì các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như doanh thu hay lợi nhuận chỉ nói lên được một phần nào đó của hoạt động kinh doanh, nó không hề đề cập đến một yếu tố không thể thiếu được trong kinh doanh đó: chi phí. Một khi tốc độ chi phí tăng nhanh thì xét trong dài hạn lợi nhuận trong kết quả kinh doanh sẽ không còn ý nghĩa và hoạt động kinh doanh sẽ không có hiệu quả.

Bởi vậy hiệu quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá sự vững mạnh và sự phát triển của mỗi công ty và nó cũng là thước đo để đánh giá hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

Để đánh giá hiệu quả của nghiệp vụ ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả sau: -Lợi nhuận trên doanh thu (H1). Chỉ tiêu này cho biết trong mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

-Doanh thu trên tổng chi (H2). CHỉ tiêu này cho biết mỗi đồng chi phí thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

-Lợi nhuận trên tổng chi (H3). chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Từ đó ta có bảng các chỉ tiêu hiệu quả như sau:

Bảng 11:Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001

2. Tổng chi (TC) Tr.đ 32164 40450 49217

3. Lợi nhuận(LN) Tr.đ 3956 1137 2627

4. H1=LN/DT đ/đ 0.11 0.03 0.05

5. H2=DT/TC đ/đ 1.12 1.03 1.05

6. H3=LN/TC đ/đ 0.12 0.03 0.05

( Nguồn: Tính toán từ các số liệu trên) Từ bảng trên ta thấy hiệu quả kinh doanh là không đồng đều nhau giữa các năm.

Năm 1999 tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 0,11, tức là cứ 1 đồng doanh thu có 0,11 đồng lợi nhuận; tỉ lệ doanh thu trên chi phí là 1,12, tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,12 đồng doanh thu; tỉ lệ giữa lợi nhuận trên chi phí là 0,12, tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0,12 đồng lợi nhuận.

Năm 1999 thì mọi tỉ lệ đều giảm sút: Một đồng doanh thu chỉ có 0,03 đồng lợi nhuận, một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 1,03 đồng doanh thu, 0,03 đồng lợi nhuận. Vì vậy đây là năm mà hiệu quả kinh doanh đã giảm sút rất nhiếu so với năm trước.

Năm 2001 mọi chỉ tiêu hiệu quả đều tăng lên, cụ thể: Một đồng doanh thu đã có 0,05 đồng lợi nhuận, một đồng chi phí bỏ ra đã thu được 1,05 đồng doanh thu và 0,05 đồng lợi nhuận. Mặc dù hiệu quả đã tăng lên so với năm trươc tuy nhiên tăng không nhiều do chi phí tăng nhanh. vì vậy trong năm tới muốn nâng cao hiệu quả hơn nữa thì công ty chắc chắn sẽ phải giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể.

Vậy công ty đã đạt được những thành tựu nhất định về hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là do

chi phí của công ty cao từ đó dẫn đến doanh thu cao cũng không thể bù đắp được. Chi phí cao là do chi phí khai thác cao, các công tác đề phòng hạn chế tổn thất, giám định, bồi thường thực hiện chưa được tốt. . .

Tóm lại kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh đạt được trong những năm qua mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng có ý nghĩa to lớn giúp Bảo Minh ngày càng phát triển và trở thành công ty bảo hiểm có thị phần đứng thứ hai ở nước ta hiện nay( sau Bảo Việt). Để tiếp tục tồn tại và phát triển vững chắc công ty cần kế thừa những điểm mạnh, những tích cực hiện có, đồng thời nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂMTNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 36)