0
Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thị trường thiếu ổn định, còn nhiều yếu tố bất ổn trong quá trình sản xuất,

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP (Trang 27 -27 )

tiêu thụ đặc biệt là vấn đề giá cả. Bên cạnh những yếu tố rủi ro về thời tiết, mùa vụ,

trong một nền nông nghiệp hàng hóa thì người nông dân lại phải đối mặt nhiều hơn với các rủi ro về thị trường giá cả, cung cầu cả đầu vào và đầu ra. Do các yếu tố về cung cầu không ổn định, dẫn đến sự biến động về giá trở nên phức tạp và khó đoán trước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân. Đặc biệt là đối với trường hợp của Việt Nam, khi các mặt hàng nông sản của chúng ta chưa làm chủ được thị trường thì sự thụ động về mặt cung cầu càng tăng lên, đồng nghĩa với việc rủi ro về giá cả càng trở nên nghiêm trọng đối với người nông dân. Sự khó khăn về vốn, sự yếu kém về kỹ thuật trong các khâu phơi sấy, bảo quản dẫn đến người nông dân không làm chủ được thời điểm tiêu thụ, buộc phải bán ngay cả vào thời điểm giá thấp. Sự bất ổn về giá còn có nguyên nhân xuất phát từ chính người nông dân. Khi giá một loại nông sản tăng lên trong một năm thì ngay mùa vụ sau, người nông dân lại đổ xô đi trồng hoặc chăn nuôi loại nông sản đó, dẫn đến nguồn cung tăng đột biến, giá thành lập tức hạ xuống.

Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay:

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được thực hiện tốt, thiếu những chiến lược và giải pháp nhằm quy hoạch ổn định, lâu dài đối với từng cây,

con, sản xuất phần nào còn mang tính phong trào tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực

mặc dù Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 150/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, quy mô cà phê cả nước duy trì từ 450.000 đến 500.000 ha, nhưng thực tế hiện nay cả nước có khoảng trên 525.000 ha, nhiều diện tích trồng mới không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là trồng trên những nơi không thích hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây cà phê, do đó không những không đủ bù đắp sản lượng thiếu hụt của những diện tích ca phê già cỗi mà còn đe dọa trực tiếp đến tính bền vững của những diện tích cà phê còn lại do môi trường bị hủy hoại. Theo số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, diện tích cà phê ở đây có lúc lên tới 270.000ha, trong đó có đến hơn một nửa phải tưới bằng nguồn nước ngầm. Tình trạng khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ tưới nước cho cây cà phê, không tuân thủ theo đúng quy trình đã dẫn đến hiện tượng chẩy tầng, tụt mạch nước ngầm. Theo điều tra, khảo sát của Đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước 704 thì lượng nước ngầm hiện đã sụt xuống từ 3 đến 5m, những địa bàn có nguồn nước ngầm giảm mạnh đều rơi vào các địa phương đã “cơ bản phá xong rừng”. Ngay cả đối với ngành chế biến nông sản, tuy phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, phân tán, thiếu liên kết, chưa tiếp cận đầy đủ nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất chế biến.

Việc thiếu quy hoạch hợp lý trong sản xuất cũng dẫn đến hoạt động sản xuất mất cân đối, chạy theo thị trường nhiều hơn là đón trước thị trường, do đó, rủi ro về giá cả, tiêu thụ đối với người nông dân lại càng tăng lên.

Cũng do thiếu công tác quy hoạch nên quy mô sản xuất manh mún, khó hình thành các vùng sản xuất tập trung, do đó, việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại cũng trở nên khó khăn hơn.

Điều kiện khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức

thấp. Các biện pháp canh tác, thu hoạch còn nhiều bất cập. Điều kiện phơi sấy, sơ chế,

chế biến và bảo quản còn nhiều hạn chế. Trong quá trình sản xuất vẫn còn nhiều khâu người nông dân thực hiện một cách thủ công dẫn đến năng suất lao động không cao. Việc nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống cây, con mới cho năng suất chất lượng cao vẫn còn hạn chế.

Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông

nghiệp. Tình trạng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong

nông sản vẫn đang tồn tại phổ biến mà chưa có các biện pháp xử lý. Thiếu các biện pháp kiểm soát chất lượng dẫn đến chất lượng nông sản bị thả nổi, tỷ lệ sản phẩm có chất lượng thấp còn rất cao, không được phân loại dẫn tới giá thành sản phẩm thấp và khó chiếm lĩnh được thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, khi các hàng rào thuế quan hầu như không còn được áp dụng theo các quy định về bảo hộ thương mại của WTO, các hàng rào về tiêu chuẩn chất lượng lần lượt được các nước dựng lên như một biện pháp bảo vệ hữu hiệu sản xuất nông nghiệp trong nước. Việc chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả vừa gây khó quản lý và nâng cao chất lượng nông sản trong nước vừa gây thiệt thòi cho ngành nông nghiệp trong nước do không được áp dụng biện pháp bảo hộ hợp lý.

Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển sản xuất nông sản quy mô lớn, nhất là ở các vùng miền núi, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông

tin liên lạc… Vẫn còn 5% số xã chưa có đường ô tô, 28% xã chưa có trạm bưa điện và

17% trụ sở xã chưa có điện thoại, 11% xã chưa có điện và 90% xã chưa có trường phổ thông, 40% dân sống ở nông thôn chưa có nước sạch sinh hoạt. Ngay cả đối với hệ

thống thủy lợi được đầu tư lớn, nhưng hiệu quả sử dụng thấp và quản lý yếu. Cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn chậm được xây dựng và nâng cấp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nông thôn. Có tới 21% doanh nghiệp nông thôn cho rằng chất lượng giao thông nông thôn còn rất kém và là vấn đề nghiêm trọng cản trở phát triển.

Khó khăn về vốn cho phát triển sản xuất. Trong khi đa số hộ nghèo tập trung

ở nông thôn và hầu hết người dân sống ở nông thôn có thu nhập thấp thì vốn cho phát triển sản xuất là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Do không có vốn, người nông dân không thể mở rộng sản xuất cũng như không thể đầu tư áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, từ đó dẫn tới không thể nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất. Việc thiếu vốn cũng dẫn tới người nông dân bị thụ động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bị thương lái ép giá. Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt 248.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2007 nhưng chỉ chiếm 20% so với tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Người nông dân không tiếp cận được với nguồn vốn từ khu vực tài chính chính thức do thủ tục vay ngân hàng còn rườm rà trong khi giá trị khoản vay thấp, dẫn tới chi phí vay cao. Hơn nữa, các yêu cầu cho vay từ phía các ngân hàng là khá chặt chẽ, thông thường đòi hỏi có tài sản thế chấp (mà chủ yếu là bất động sản) nên người nông dân không thể vay được do không có tài sản thế chấp. Do đó, người nông dân thường phải chấp nhận vay từ khu vực phi chính thức với lãi suất cao hơn là tiếp cận các ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng cũng chưa có một hệ thống đánh giá rủi ro hợp lý để có thể tiến hành các hoạt động cho vay vi mô, bản thân các ngân hàng cũng không muốn mở rộng cho người nông dân vay do hoạt động sản xuất của họ mang nhiều yếu tố rủi ro dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Trình độ văn hóa và mặt bằng dân trí ở khu vực nông thôn còn thấp. Đây là

một rào cả đáng lo ngại. Thực tế cho thấy tình trạng đói nghèo đi liền với trình độ dân trí thấp do đó một phần nguyên nhân hạn chế sản xuất nông nghiệp phát triển xuất phát từ chính người nông dân, do họ không chịu sử dụng các giống cây trồng vật nuôi mới, bảo thủ và chậm tiếp cận đối với các phương thức canh tác, chăn nuôi, chậm tiếp nhận các quy luật cung cầu thị trường dẫn tới sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ còn yếu. Gắn liền sản xuất với tiêu thụ

chính là yêu cầu cơ bản của một nền sản xuất hàng hóa. Người nông dân hiện nay hầu hết vẫn thụ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà phụ thuộc chủ yếu vào thương lái dẫn tới thường xuyên bị ép giá. Cũng do không có sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, dẫn tới khâu sản xuất không nhận được các tín hiệu về nhu cầu của thị trường mà thông thường do quá trình tiêu thụ mang lại nên sản xuất không đúng cái thị trường cần, quá trình tiêu thụ sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn. Vấn đề thúc đẩy mối liên kết “4 nhà” (Nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và Nhà nước) đã được đặt ra nhưng chưa đạt được hiệu quả.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn tồn tại nhiều yếu tố vĩ mô gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như: sự biến động của kinh tế thế giới dẫn tới cầu tiêu thụ giảm sút mạnh mẽ, diện tích đất đai cho sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa, thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu,…

Có thể thấy các khó khăn đang tồn tại đối với sản xuất nông nghiệp có mối quan hệ đan xen, tác động lẫn nhau. Do khả năng tiếp cận vốn khó khăn, không có đủ vốn

cho sản xuất, người nông dân không thể mở rộng sản xuất cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao. Điều này lại đẩy người nông dân tới chỗ phải chịu thiệt thòi trong tiêu thụ sản phẩm, không thu lại được tiền đầu tư cũng như không có lợi nhuận sản xuất, từ đó càng trở nên khó khăn hơn về vốn. Cũng do không có vốn, người nông dân phải bán sản phẩm đi ngay khi thu hoạch. Do nhiều người bán cùng một lúc dẫn tới nguồn cung tăng đột biến, giá nông sản giảm và người nông dân dễ bị thương lái ép giá. Những lý do đó tạo thành một vòng quay luẩn quẩn khiến cho việc giải quyết những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay trở nên khó hơn và không chỉ nằm trong tay người nông dân.

2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay:

-Chính phủ cần sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể đối với các phân ngành nông nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành có ưu thế, tạo ra nhiều giá trị xuất khẩu như sản xuất gạo, cà phê, cao su, chè, nuôi trồng và chế biến thủy sản, trên cơ sở đó từng địa phương phải chỉ đạo kiên quyết, không để tồn tại các hiện tượng phát triển ngoài quy hoạch. Đồng thời Chính phủ cũng cần có các biện pháp hỗ trợ người nông dân thông qua các ưu đãi về sử dụng đất, tín dụng đầu tư,… -Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư vào hệ

thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch. Bên cạnh việc sử dụng vốn nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, còn có thể kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức, dự án quốc tế, đặc biệt là cần huy động sức mạnh từ trong chính cộng đồng người dân sống ở nông thôn, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn.

-Tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. Việc duy trì diện tích rừng có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn các điều kiện thiên nhiên khí hậu và đất đai cho sản xuất nông nghiệp.

-Đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường các giải pháp kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển giống cây trồng vật nuôi, phát triển các biện pháp thâm canh, nuôi trồng mới cho năng suất, chất lượng cao hơn. Đặc biệt hoạt động nghiên cứu phải gắn liền với sản xuất, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết khoa học và hoạt động sản xuất thực tế. -Tăng cường công tác khuyến nông để có thể đưa giống cây trồng và vật nuôi mới có

năng suất chất lượng cao hơn đi vào sản xuất. Phổ biến các phương pháp canh tác, chăn nuôi, các biện pháp thu hoạch bảo quản hiện đại, hiệu quả đến người nông dân để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế sinh thái VACR để cải thiện đời sống nông dân.

-Nâng cao dân trí cho vùng nông thôn. Phát triển thêm hệ thống trường học, nâng cao chất lượng trường lớp tại các vùng nông thôn. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, hướng dẫn và đào tạo ngắn hạn cho người nông dân. Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ khuyến nông và nâng cao chất lượng hệ thống cán bộ quản lý tại các vùng nông thôn.

-Đẩy mạnh tạo lập thương hiệu cho hàng hóa nông sản Việt Nam. Đối với các ngành sản phẩm tạo ra giá trị xuất khẩu cao, đã chiếm lĩnh được vị thế trên thị trường thế giới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và nâng cao thương hiệu hàng hóa. Nhà nước và doanh nghiệp cùng phối hợp trong việc quảng bá hình ảnh nông sản Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới, có thể lồng ghép trong các hoạt

động quảng bá du lịch. Tăng cường tham gia các sàn giao dịch nông sản quốc tế. Người nông dân cũng phải tham gia quá tŕnh tạo lập thương hiệu bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chỉ những sản phẩm có chất lượng thực sự tốt mới có hình thành thương hiệu và định vị lâu dài trên thị trường quốc tế. Việc tạo lập thương hiệu cho hàng hóa nông sản cần có sự tham gia phối hợp của cả người nông dân, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các cơ quan quản lý Nhà nước.

-Hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy hơn nữa mối liên kết “4 nhà”, đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Cần xây dựng các mô hình tổ chức quản lý từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ tạo thành một chu trình khép kín hợp lý, giúp người nông dân có thể liên minh với doanh nghiệp, sử dụng nhiều biện pháp như ký gửi để có thể tiêu thụ theo kế hoạch, lưu trữ sản phẩm để bán khi có giá cao.

-Xây dựng và phát triển các sàn giao dịch hàng hóa nông sản tập trung là đầu mối để người nông dân tiếp cận thị trường cũng như các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn sản xuất, giảm thiểu các khâu trung gian. Trên cơ sở phát triển của các sàn giao dịch tập trung còn có thể hình thành thị trường các tài sản phái sinh như hợp đồng giao sau, tăng cường cơ hội lựa chọn cũng như tính ổn định trong khâu tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân.

-Tạo điều kiện tiếp cho người nông dân tiếp cận vốn thông qua phát triển thị trường tài chính nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính nông thôn, phát triển mạng lưới

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP (Trang 27 -27 )

×