Khi nghiên cứu các quy định về chế tài vi phạm theo CISG cũng như các trường hợp vi phạm trong thực tế, các cơ quan giải quyết hay cụ thể là các luật sư, trọng tài sẽ rút ra được những kinh nghiệm thực tiếp để vận dụng vào công tác xét xử của mình, đồng thời nâng cao ý thức cần hòa nhập vào môi trường quốc tế của các luật sư.
Như vậy, việc hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Song song với điều này là sự gia tăng ngày càng nhanh chóng về chất và lượng của các HĐMBHHQT, kéo theo các vi phạm xảy ra với tính chất ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Trong khi luật pháp Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện thì CISG lại có những điểm tiến bộ, thể hiện sự hài hòa hóa các hệ thống pháp luật trên thế giới và đang có những tác động tích cực đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, các cơ quan giải quyết tranh chấp và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn non kém trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT. Vì vậy, việc tìm hiểu về thực tiễn áp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 là hết sức cần thiết không những đối với doanh nghiệp, các cơ quan giải quyết tranh chấp mà còn đối với các nhà làm luật tại Việt Nam. Trên cơ sở phân
tích một số điểm cơ bản về HĐMBHHQT và các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980, đồng thời giới thiệu sơ lược về Công ước, đề tài sẽ tiến hành đi vào phân tích thực tiễn áp dụngáp dụng các quy định về chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 để làm cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp ở các những nội dung sau.
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
2.4.Phân tích các trường hợp áp dụng chế tài khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980
2.4.1. Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng khi vi phạm hợp đồng không quá nghiêm trọng, có thể khắc phục được và các bên còn thiện chí hợp tác với nhau.
Trong thực tiễn áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, có các trường hợp sau:
2.4.1.1.Người bán thay thế hàng hóa vì hàng không phù hợp với hợp đồng
Khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có thể đòi người bán thay thế hàng hóa như trong hợp đồng nếu thỏa đủ ba điều kiện sau:
- Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
- Sự không phù hợp đó cấu thành vi phạm cơ bản
- Người mua đã gửi thông báo yêu cầu thay thế hàng hóa như theo quy định tại Điều 39 CISG hay trong một thời hạn hợp lý.
Người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, cấu thành vi phạm cơ bản nếu sự không phù hợp đó làm người mua mất đi cái họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng (CISG, Điều 25). Trong thực tế, việc xác định vi phạm cơ bản do hàng hóa không phù hợp rất phức tạp. Điển hình như trường hợp người bán giao thịt đông lạnh quá nhiều mỡ và quá ướt, dẫn đến việc giá trị của lô hàng chỉ còn 25,5 phần trăm (%) so với trong hợp đồng. Trong trường hợp này, tòa phán rằng việc lô hàng không phù hợp không cấu thành vi phạm cơ bản vì người mua vẫn còn có thể bán lại lô hàng, mặc dù với giá rẻ hơn, hoặc chế biến lô hàng thịt đông lạnh thành loại hàng hóa khác. Ngược lại, nếu người mua không thể bán lại hay chế biến lô hàng đó thì sự không phù hợp của hàng hóa sẽ cấu thành vi phạm cơ bản.
Trong một số trường hợp, nếu hàng hóa tuy không phù hợp với hợp đồng nhưng có thể sửa chữa được thì cũng không cấu thành vi phạm cơ bản. Lúc này, người bán có thể tiến hành sửa chữa hàng hóa mà không gây bất cứ trở ngại hay phí tổn bất hợp lý nào cho người mua, ngay cả khi hết thời hạn giao hàng. (CISG, Điều 48)
Để yêu cầu người mua giao hàng, người bán phải gửi yêu cầu thay thế hàng trong một khoảng thời hạn giới hạn. Yêu cầu này có thể được gửi cùng với thông
báo về sự không phù hợp của hàng hóa theo Điều 39. Lấy ví dụ như trường hợp người bán Ý ký hợp đồng bán đế giày cho người mua Đức để sản xuất giày thể thao. Người mua đã gửi thư thông báo về chất lượng của đế giày và từ chối việc thanh toán, do cho rằng hàng hóa được giao không phù hợp và không được sửa chữa làm người mua bị thiệt hại và phải mua từ bên thứ ba. Người bán kiện người mua ra tòa vì không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hợp đồng. Theo Tòa án, khiếu nại của người bán được chấp thuận và người mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán lô hàng của mình. Người mua không có quyền đòi bồi thường vì đã thông báo hàng hóa không đáp ứng yêu cầu của Điều 39, nghĩa là thông báo của người mua đáng lẽ ra phải cho phép người bán tiếp cận hàng hóa không phù hợp và do đó, có thời gian khắc phục sai sót của mình. Người mua chưa gia hạn thêm thời gian cho người bán mà đã mua hàng từ một bên thứ ba khác. Từ đó, có thể kết luận, khi hàng hóa không phù hợp và cần thay thế thì người mua nên có thông báo phù hợp đồng thời gia hạn thêm một khoảng thời gian để người bán tiến hành thay thế hàng hóa.
Ngoài ra, theo Điều 82, để yêu cầu thay thế hàng, người mua còn phải gửi trả lại hàng hóa cho người bán theo đúng tình trạng như đã nhận. Nếu không, người mua sẽ mất quyền đòi người bán thay thế hàng.
2.4.1.2.Người bán sửa chữa hàng hóa vì hàng không phù hợp với hợp đồng
Người mua có quyền đòi người bán sửa chữa hàng hóa khi thỏa các điều kiện sau:
- Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
- Hàng hóa có thể sửa chữa được
- Người mua đã gửi thông báo yêu cầu sửa chữa hàng hóa như theo quy định tại Điều 39 hay trong một thời hạn hợp lý.
Yêu cầu sửa chữa hàng hóa là không hợp lý nếu người mua có thể sửa chữa khuyết tật của hàng hóa một cách dễ dàng, với chi phí do người bán chịu. Trong một án lệ, người bán Ý ký hợp đồng bán cho người mua Đức 19 khung cửa sổ. Sau khi lắp đặt, người mua phát hiện khuyết tật ở một số cửa sổ. Người bán đồng ý thay thế những cửa sổ có khuyết tật và người mua là người lắp đặt. Người mua sau đó từ chối thanh toán một phần của giá hàng vì người bán không chịu hoàn trả phí lắp đặt. Tòa án ra phán quyết rằng, tuy CISG không có điều khoản rõ ràng về việc hoàn trả chi phí cho việc thay thế hàng hóa nhưng căn cứ theo Điều 48 Khoản 1, người bán
phải có nghĩa vụ hoàn trả các chi phí liên quan đến việc thay thế này. (Pace Law School Institute of International Commercial Law, 2007 D)
Việc loại trừ khuyết tật của hàng hóa phải làm cho hàng hóa trở về trạng thái đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp nếu hàng hóa sau khi đã được sửa chữa vẫn bị khuyết tật thì người mua phải gửi thông báo về những khuyết tật đó. Đây là quyết định của Tòa án Quận Oldenburg, Đức khi người bán người Ý đã tiến hành sửa chữa năm trong sáu cái bục lên xuống cho xe tải cho người mua người Đức nhưng hàng vẫn không phù hợp với hợp đồng. Lúc này, người mua không gửi thông báo cho người bán rằng hàng hóa vẫn còn khuyết tật. Vì thế, tòa phán rằng người mua phải trả tiền hợp đồng theo Điều 53. Tuy nhiên, theo Điều 45 Khoản 1b thì người mua vẫn không mất quyền đòi bồi thường từ người bán. (Landgericht Oldenburg, Germany, 1994)
Sau khi đã gửi thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa, người mua có thể đòi bồi thường thiệt hại cho số hàng không phù hợp và không bị buộc phải yêu cầu người mua sửa chữa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tòa tuyên án rằng người mua chỉ có quyền đòi bồi thường sau khi đã cho người bán cơ hội loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa.
2.4.2. Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
Chế tài bồi thường thiệt hại là chế tài được sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn áp dụng các chế tài theo CISG. Chế tài này được quy định tại Điều 74 đến Điều 77 CISG, trong đó Điều 74 đưa ra công thức chung để tính toán tiền bồi thường trong khi Điều 75 và Điều 76 lại quy định công thức tính toán tiền bồi trong trường hợp hợp đồng bị hủy. Điều 77 đề cập đến vấn đề giảm tiền bồi thường do bên đòi bồi thường không tiến hành các biện pháp hợp lý nhằm hạn chế tổn thất. Thực tiễn áp dụng chế tài này nổi lên rất nhiều vấn đề cần xem xét.
2.4.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đầy đủ
Từ Điều 74 CISG, có thể suy ra nguyên tắc bồi thường thiệt hại đầy đủ, rằng khoản tiền bồi thường thiệt hại phải đưa bên bị thiệt hại về tình trạng tài chính trước khi có vi phạm xảy ra và hợp đồng được thực hiện đầy đủ. Nguyên tắc này cũng được phát biểu trong nhiều luật quốc gia của các nước và đồng thời cũng thống nhất với quyết định của nhiều tòa án và trọng tài quốc tế.
2.4.2.2. Phân loại tổn thất
gồm cả khoản lợi bị bỏ lỡ do hậu quả của vi phạm hợp đồng nhưng không đề cập đến việc phân loại tổn thất. Theo thực tiễn áp dụng CISG, UNCITRAL đã chia ra các loại tổn thất sau:
- Tổn thất phát sinh do làm chết hay thiệt hại về thân thể: không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG (CISG, Điều 5)
- Tổn thất phát sinh do thiệt hại tài sản khác: bao gồm trong quy định của CISG (CISG, Điều 5)
- Tổn thất phát sinh do thiệt hại lợi ích phi vật chất: CISG không có quy định về loại tổn thất này. Tuy nhiên, đây là loại tổn thất khá thường gặp trong các tranh chấp phát sinh. Thiệt hại phi vật chất này, như mất sự tín nhiệm đối với khách hàng (loss of goodwill), nếu gây ra tổn thất tài chính có thể tính toán được và bên đòi bồi thường thiệt hai có thể đưa ra bằng chứng hợp lý cho sự tổn thất đó thì sẽ chịu điều chỉnh của Điều 74. Sự tín nhiệm đối với khách hàng (goodwill) là một thuật ngữ rất khó để xác định được. Vì vậy, một số tòa án có yêu cầu rất cao về việc cung cấp bằng chứng cho thiệt hại gây ra bởi sự mất tín nhiệm của khách hàng. Ví dụ, theo quyết định của Tòa án thương mại Zurich, Thụy Sĩ ngày 10/02/1999 thì tổn thất gây ra bởi mất sự tín nhiệm đối với khách hàng phải được “chứng minh và giải thích rõ ràng” (Pace Law School Institute of International Commercial Law, 2007 J) hay theo quyết định của Tòa án Quận Darmstadt, Đức ngày 09/5/2000 thì người mua không được nhận bồi thường vì không thể “tính toán chính xác thiệt hại phát sinh do danh tiếng bị tổn hại”. (Pace Law School Institute of International Commercial Law, 2006)
- Tổn thất phát sinh do thay đổi giá trị đồng tiền: CISG không có quy định cụ thể về tổn thất gây ra bởi đồng tiền mất giá. Việc thiệt hại này có được bồi thường hay không tùy thuộc vào quyết định của tòa án.
2.4.2.3. Các khoản chi phí bỏ ra trong khi đòi bồi thường
Trong thực tế, nhiều quyết định đã thừa nhận quyền đòi lại các khoản chi phí do bên đòi bồi thường phải bỏ ra trong quá trình đòi bồi thường hay gánh chịu do hợp đồng bị vi phạm. Các khoản phí này liên quan đến kiểm tra, bảo quản hàng hóa, phí hải quan và vận chuyển khi trả lại hàng hóa, thuê bên thứ ba xử lí hàng hóa, chi phí bán hàng và tiếp thị, v.v… Thực tiễn xét xử việc bồi thường các chi phí này rất đa dạng nhưng tựu trung đều đòi hỏi bên đòi bồi thường phải có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng hợp lý cho khoản chi phí đó và tổng khoản tiền được bồi
thường không vượt quá tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng.
2.4.2.4. Khoản lợi bị bỏ lỡ
Khoản lợi bị bỏ lỡ được quy định rõ ràng trong Điều 74 là bộ phận cấu thành của số tiền bồi thường thiệt hại. Khoản này có thể được tính toán bằng phần chênh lệch của giá hợp đồng và giá hiện hành của hàng hóa khi người mua không thể bán lại hàng hóa trong một phán quyết, hay trong một phán quyết khác, bằng phần chênh lệch của giá thành sản xuất của đơn vị hàng hóa khi sử dụng máy móc có khuyết tật của người mua và giá thành sản xuất đó giả định khi máy móc được giao phù hợp với hợp đồng. Tiền bồi thường cho khoản lợi bị bỏ lỡ thường cần đến các dự đoán về giá cả tương lai của hàng hóa; nếu không sẽ kéo theo việc khoản mất mát thực tế trong tương lai sẽ được tính toán một cách không rõ ràng. Điều 74 không nói rõ về việc những mất mát như thế này sẽ được chứng minh như thế nào là rõ ràng. Trong một quyết định, bằng chứng về khoản lợi bị bỏ lỡ bao gồm chứng cứ cho thấy việc người mua không thể hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng, về việc khách hàng ngừng buôn bán hay chứng cứ cho thấy danh tiếng của người mua đã bị tổn hại cũng như những chứng cứ mà người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết. (Pace Law School Institute of International Commercial Law, 2007 C)
2.4.2.5.Tính dự liệu trước của thiệt hại
Điều 74 CISG giới hạn số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết. Yêu cầu về tính dự đoán trước của thiệt hại liên quan đến hậu quả của vi phạm chứ không phải việc vi phạm đó có xảy ra hay không hay đó là loại vi phạm nào, cũng như chi tiết cụ thể và con số chính xác của thiệt hại. Theo thực tiễn tổng kết của UNCITRAL, các thiệt hại mà bên vi phạm có thể không thấy trước bao gồm: phí xử lý hàng hóa ở một nước khác do chậm giao hàng, khoản thanh toán lớn một cách bất thường cho người vận chuyển, phí luật sư khi tranh chấp với người vận chuyển, chi phí kiểm tra ở nước nhập khẩu thay vì nước xuất khẩu,… Một phán quyết cho thấy rằng sự mất mát danh tiếng hay khách hàng nhìn chung là không thể dự liệu trước được. Mặt khác, một số quyết định cho thấy rằng một số khoản tiền bồi thường là có thể dự liệu trước được: một người bán bán hàng hóa cho một người mua (là người bán lẻ) nên
thấy trước được rằng người mua sẽ bán lại hàng hóa; một người bán vi phạm hợp đồng có thể đã dự liệu được thiệt hại của người mua vì các bên đã trao đổi thư từ rất nhiều về vấn đề nguồn cung hàng hóa hay một người mua phải thấy trước được rằng khi bỏ vốn để mua hàng thì phải trả lãi cho phần vốn vay đó.
2.4.2.6. Nghĩa vụ chứng minh và tiêu chuẩn của bằng chứng
Nghĩa vụ chứng minh là thiết yếu khi thi hành bất kì chế tài nào. Mặc dù