HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP GIAO THOA SÓNG CƠ HỌC (Trang 26 - 27)

Sau khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy học sinh ba lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi nhận thấy:

− Học sinh dễ dàng nhận diện được dạng giao thoa sóng cơ ứng với các trường hợp độ lệch pha khác nhau, biết sử dụng công thức để giải nhanh và cịn giải được nhiều bài tốn giao thoa khác một cách chính xác.

− Học sinh phân biệt được hiệu đường đi từ hai nguồn đến một điểm cực đại, cực tiểu giao thoa ứng với các trường hợp độ lệch pha khác nhau. Từ đó tính được số cực đại, số cực tiểu trong một khoảng nào đó.

− Rèn luyện cho học sinh ghi nhớ các công thức một cách có hệ thống ở mỗi dạng từ đó áp dụng giải nhanh cho kết quả.

- Khi chưa hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán cộng hưởng

Lớp HS giải được HS cịn lúng túng HS khơng biết giải

12A1 40% − 50% 25% − 30% 20% − 30%

12C1 35% − 45% 30% − 35% 30% − 40%

12C2 30% − 35% 35% − 40% 35% − 45%

- Khi đưa chuyên đề trên vào vận dụng:

Lớp HS giải được HS cịn lúng túng HS khơng biết giải

12A1 75% − 80% 15% −20% 5% − 10%

12C1 70% − 75% 20% −25% 10% −15%

12C2 60% − 65% 25% −30% 15% −20%

Qua thực tế nếu phân loại bài tập có hướng dẫn lí thuyết cụ thể và cung cấp cho học sinh các cơng thức tổng qt để áp dụng thì các em nhận dạng và vận dụng cơng thức một cách nhanh chóng, kết quả số học sinh đạt khá giỏi nhiều.

Như vậy từ những kiến thức đã có trong sách giáo khoa người thầy cần phải nghiên cứu, tham khảo rồi phân tích, tổng hợp để tích luỹ thêm nhiều kiến thức, nhiều dạng bài tập để định hướng tư duy cho học sinh, hướng dẫn các em biết phân loại và tìm ra cách giải tối ưu.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP GIAO THOA SÓNG CƠ HỌC (Trang 26 - 27)