Đối với nhà máy hoá chất Biên Hoà, mức phí ước tính mà nhà máy phải nộp dựa vào lợi nhuận khoảng trên 4 triệu đồng/tháng, tính phí dựa vào

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng thu phí ô nhiễm môi trường trong điều kiện Việt Nam (Trang 28)

phải nộp dựa vào lợi nhuận khoảng trên 4 triệu đồng/tháng, tính phí dựa vào sản phẩm đầu ra của xí nghiệp khoảng 3,5 - 3,8 triệu đồng/tháng. Mức phí này cao hơn mức phí ước tính dựa trên mức độ gây ô nhiễm thực tế hoặc mức phí ước tính dựa vào nguyên liệu đầu vào (mức phí là 170 USD/tháng, tương đương trên 2 triệu đồng/tháng).

Theo các cách tính khác nhau, sự phù hợp của giá trị mức phí đối với các nhà máy trên tương đối tốt, chứng tổ mức phí tính được tương đối hợp lý. Có thể mở rộng áp dụng cho các nhà máy khác và bước đầu áp dụng trong thực tế. Mặt khác, mức phí thu được bước đầu này đủ nhỏ để các nhà máy có thể chỉ trả.

5.5. NGHỊ ĐỊNH 67/2003/NĐ - CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THU PHÍ

NƯỚC THÁI

Ngày 13/1/2003 Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định 67/2003/NĐ - CP về thu phí nước thải. Nghị định gồm 18 điều, trong đó quy định rõ loại nước thải phải chịu thuế và cách thức tính thuế cho mỗi loại nước thải. Tuy nhiên, mãi tới ngày 18 tháng 12 năm 2003 Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường số 125/2003/TTLT: - BTC - BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ - CP mới được ban hành và tới tháng 5/2004 mới có bản thảo thông tư hướng dẫn cách đánh giá, phương pháp lấy mẫu phân tích để có số liệu tính phí nước thải.

Do thời gian thực hiện chưa lâu nên trong giáo trình chưa thể phân tích được mặt mạnh, mặt hạn chế của Nghị định này. Bạn đọc có thể tham khảo văn bản-Nghị định 67/2003/NĐ - CP và Thông tư 125/2003/TTLT - BTC - BTNMT được trình bày trong phần phụ lục.

Một phần của tài liệu Khả năng áp dụng thu phí ô nhiễm môi trường trong điều kiện Việt Nam (Trang 28)