NHỮNG SỰ KIỆN TIÊU BIỂU:

Một phần của tài liệu lịch sử lớp 6 (Trang 56)

-Năm 1961, Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Cà Mau ra mắt trước 30.000 quần chúng nhân dân trong tỉnh tại Phú Mỹ, huyện Cái Nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn về đời sống chính trị của nhân dân tỉnh nhà. Sau năm 1961 Mặt trận các cấp, huyện, xã cũng được thành lập để tập hợp quần chúng dưới ngọn cờ Mặt trận dân tộc giải phóng chống lại kẻ thù.

-Ngày 20/7/1961, đồng chí Bông Văn Dĩa được Khu ủy và Tỉnh ủy cử ra Bắc bằng con đường biển để liên hệ với Trung ương chở vũ khí về Nam. Tháng 3 năm 1962 đồng chí chở chuyến tàu vũ khí đầu tiên về Nam cập bến an toàn ở Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. đồng chí được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng võ trang nhân dân Việt Nam.

-Năm 1962, trên 5.000 lực lượng đội quân tóc dài kéo ra đấu tranh trực diện tại quận lỵ Đầm Dơi. Tuy địch đàn áp dã man, dùng súng bắn vào đoàn đấu tranh, nhưng các mẹ, các chị vẫn tiếp tục tràn vào dinh quận đòi chúng phải chấp nhận không cướp bóc và bắn phá vào xóm, ấp... Nếu tính 2 năm (1962 – 1963 đã có 50.000 lượt người tham gia đấu tranh chính trị). -Cuối năm 1962, đồng chí Nguyễn Việt Khái, đội trưởng du kích dũng cảm với 8 phát súng cạc – bin đã hạ hai máy bay địch và bắn bị thương hai chiếc khác. Từ đó, về sau địch không dám sử dụng chiến thuật “Phượng hoàng bay” trên chiến trường Cà Mau.

-Tháng 3/1963, ta đánh bại chiến dịch “Sống tình thương” của địch, đi càn vào khu căn cứ của ta ở rừng đước, đã bị quân và dân Cà Mau tiêu diệt gần 600 tên, bắn rơi hai máy bay Mỹ.

-Từ 1959 đến 1963 đã có trên 4.000 binh lính ngụy đào ngũ quay súng trở về với nhân dân. Có những đồn địch đứng lên khởi nghĩa mang súng ra nộp cho lực lượng cách mạng như đồn Kinh Hái Ngó, Tân Đức, Bà Đặng, v.v..

-Tháng 10/1966, quân dân huyện Đầm Dơi bao vây chi khu Tân Duyệt bằng phương pháp đào chiến hào bao vây đánh lấn suốt 100 ngày đêm, địch ở chi khu hoảng sợ bỏ chạy về Giá Ngự (ở Tân Duyệt chỉ còn đồn nhỏ). Đồng chí Dương Thị Cẩm Vân là người có mặt suốt ở trận địa, được chọn là nữ kiện tướng chiến hào. Tháng 8 năm 2000 đồng chí được Nhà Nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng võ trang.

-Nếu tính hai năm(1966 – 1967), quân dân trong tỉnh đã diệt 9.850 tên, trong đó có nhiều tên Mỹ, thu trên 300 khẩu súng, bắn rơi 21 máy bay và bị thương 93 chiếc; nhiều đồn bót bị san bằng như Hòa Trung, Cái Keo, Trại Trú...

-Chấp hành theo kế hoạch của toàn miền, đêm 30 rạng 31 tháng12 năm 1967, tức là đêm giao thừa Tết Mậu Thân, quân và dân Cà Mau đã tấn công vào sào huyệt của địch ở thị xã Cà Mau làm cho địch thiệt hại nặng, như khu vực: căn cứ hải quân, bót thầy Giào, tiểu khu và bắn pháo vào Tòa Hành Chính địch và khu vực Tắc Vân... lực lượng ta lúc đó cũng gặp nhiều khó khăn (vì lần đầu tiên đánh vào thị xã).

-Sau Đồng khởi đến năm 1968, phong trào xây dựng vùng giải phóng của tỉnh phát triển mạnh cả về chính trị, quân sự, binh vận và xây làng chiến đấu, thi đua sản xuất; đẩy mạnh các mặt công tác của vùng giải phóng, tạo ra sức mạnh tại chỗ để đánh địch bảo vệ quê hương.

-Đảng bộ Cà Mau đã phát huy được sức mạnh của quần chúng tại chỗ để thực hiện chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh của Mỹ ngụy.

-Thắng lợi của nhân dân trong tỉnh đã làm cho địch phải co cụm lại, vùng giải phóng của ta ngày được mở rộng, tạo được hậu phương vững chắc đóng góp sức người, sức của cho phía trước.

-Phát huy thắng lợi Đồng khởi, Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau nêu cao tinh thần trách nhiệm vừa đánh địch vừa bảo vệ vùng căn cứ cách mạng không chỉ cho tỉnh, mà còn cho Khu Tây Nam bộ để tạo nguồn lực cho kháng chiến.

Câu hỏi:

1 - Địch thực hiện âm mưu gì ở tỉnh Cà Mau trong những năm 1960-1968?

2 – Trình bày những sự kiện tiêu biểu của tỉnh nhà trong cuộc đấu tranh chống Mỹ – ngụy giai đoạn 1960-1968 ?

3 – Nêu những ý nghĩa thắng lợi của Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau trong giai đoạn này ?

(Bản đồ : Diễn biến khởi nghĩa vũ trang 1959 – 1960)

Bài:14

CHIẾN THẮNG ĐẦM DƠI – CÁI NƯỚC – CHÀ LÀ

1 -Đặc điểm tình hình.

Vào năm 1963, tình hình chiến trường của tỉnh lúc bấy giờ địch tăng cường bắn phá bằng hỏa lực không quân và bộ binh đi càn quét nhằm thực hiện chương trình lập “ấp chiến lược” để gom dân làm “ hàng rào thịt”cho chúng. Địch đi càn đến đâu thì gom dân đến đó để đưa vào khu ấp chiến lược nhằm tách dân ra khỏi Đảng. Đây là âm mưu rất nguy hiểm làm trở ngại cho phát triển phong trào cách mạng trong tỉnh; đồng thời chúng xây dựng phòng tuyến quân sự nhằm ngăn chặn sự di chuyển vũ khí của ta từ rừng đước lên rừng U Minh phục vụ cho chiến trường miền Tây.

Để phá âm mưu của địch và mở rộng vùng nông thôn giải phóng, quân dân Cà Mau kết hợp lực lượng quân khu đánh vào cứ điểm quân sự quan trọng của địch ở chi khu Cái Nước, Đầm Dơi và cứ điểm Chà Là.

Chi khu Cái Nước địch kiên cố lâu đời, đóng cách thành phố Cà Mau 32 km về phía Tây Nam . Chi khu gồm có dinh quận (2 đồn tứ giác), 2 đồn tam giác và 4 tháp canh bảo vệ bên ngoài.

Thực hiện theo kế hoạch, đúng 0 giờ 30 phút đêm rạng sáng ngày 10/9/1963, lực lượng ta tấn công vào chi khu Cái Nước suốt 2 tiếng đồng hồ. Đến 2 giờ 45 phút ta làm chủ hoàn toàn chi khu Cái Nước, diệt tại chỗ 92 tên, bắt sống 84 tên (có tên quận trưởng và quận phó), thu toàn bộ quân trang quân dụng (trong đó có 4 súng cối 81 và 60; 1 đại liên 30 ly; 1 trung liên..., 18 máy VTĐ, hơn 2 tấn đạn). Lực lượng võ trang ta cùng với 800 dân công tiến ra san bằng đồn bót, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược tại thị trấn Cái Nước.

3 -Đánh vào chi khu Đầm Dơi:

Ba giờ sáng ngày 10/9/1963, lực lượng của ta triển khai 3 mũi tấn công vào chi khu Đầm Dơi. Đúng 4 giờ 10 phút ta tấn công vào chi khu, địch đối phó lại quyết liệt, chiến sự diễn ra gây gắt, nhưng với sự quyết tâm và mưu trí của các chiến sĩ ta anh dũng, hơn một tiếng đồng hồ ta đã chiếm cơ bản chi khu, tiêu diệt gần 200 tên ( trong đó có tên quận trưởng), ta bắt sống tên quận phó và thu nhiều quân trang, quân dụng.

Đúng 2 giờ chiều cùng ngày, địch cho máy bay đổ quân cứu viện quận Đầm Dơi, đã bị lực lượng ta đánh tiếp, làm chúng thiệt hại nặng. Nếu tính cả 2 trận ta tiêu diệt 325 tên.

4 -Đánh vào cứ diểm Chà Là:

Tiếp tục tấn công địch để phá vỡ hệ thống phòng thủ phía Tây Nam Cà Mau của chúng. Đúng 12 giờ đêm 23/11/1963, ta tấn công vào cứ điểm Chà Là, là cứ điểm án ngữ quan trọng của địch trên tuyến sông Bảy Háp. Mở trận đầu ta bắt sống được 30 tên và làm thiệt hại nặng cứ điểm, số còn lại sống sót ngoan cố chống trả lại làm trận địa giằng co tới sáng. Biết địch thế nào cũng kêu cứu viện, cho nên lực lượng của ta bố trí sẵn; chuẩn bị đánh can viện của chúng. Đúng như dự đoán của ta, 8 giờ sáng ngày 24/11/1963, địch kêu viện cho 8 chiếc máy bay B26 tới ném bom ác liệt để dọn bãi cho đổ quân. Đúng 9 giờ 30 phút, địch cho 20 chiếc máy bay chở quân đổ xuống và với 10 chiếc máy bay võ trang hộ tống đã bị lực lược ta đánh trả quyết liệt. Để cứu vây cho đồng bọn, chúng tăng cường hỏa lực đưa thêm máy bay chiến đấu làm số máy bay ở tại trận địa gần 40 chiếc oanh tạc tạo trận địa gay gắt và ác liệt.

Đúng 5 giờ chiều cùng ngày, địch lại tiếp tục cho 19 máy bay C47 và 2 Đacota chở tiểu đoàn dù của quân tổng dự bị Ngụy xuống nhảy dù (bọc) đã bị lực lượng ta đánh thiệt hại nặng.

Trong 2 ngày chiến đấu dũng cảm của các lực lượng ta đã tiêu diệt và làm bị thương tất cả gần 600 quân, thu hàng trăm súng, bắn rơi 19 máy bay các loại, thu 500 chiếc dù nhảy của địch. Đây là trận chiến đấu ngoan cường của lực lượng ta đã bẻ gãy chiến thuật nhảy dù (bọc) theo kiểu “cổ điển” của Mỹ, Ngụy trên chiến trường Cà Mau.

5 – Nguyên nhân thắng lợi:

-Chiến thắng Cái Nước, Đầm Dơi và cứ điểm Chà Là chính là do sự quyết tâm của Đảng bộ và quân, dân Cà Mau kết hợp chặt chẽ với lực lượng quân khu đánh bất ngờ vào các dinh quận và cứ điểm của địch đã giành thắng lợi.

-Chiến thắng Cái Nước, Đầm Dơi và cứ điểm Chà Là chính là do sự chiến đấu ngoan cường của lực lượng võ trang ta biết linh hoạt, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, lấy ít đánh nhiều và kết hợp 3 thứ quân (chủ lực, địa phương quân, dân quân khu du kích).

-Chiến thắng Cái Nước, Đầm Dơi và cứ điểm Chà Là là chiến thắng bắt nguồn từ sự sáng tạo trong vận dụng 3 mũi tiến công nhằm tạo ra thế và lực mới đánh địch và thắng lợi.

6 – Ý nghĩa:

-Thắng lợi chi khu Cái Nước, Đầm Dơi và cứ điểm Chà Là đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân Cà Mau sau Đồng khởi.

-Chiến thắng đó đã chứng minh lực lượng võ trang của ta đã phát triển mạnh; lần đầu tiên đánh cùng một lúc 2 chi khu, đã mở màn cho lực lượng võ trang đánh vào các chi khu của địch; đồng thời đã cỗ vũ mạnh mẽ cho phong trào phá “ấp chiến lược” của địch trên chiến trường Cà Mau

-Thắng lợi nêu trên làm cho ngụy quân, ngụy quyền trong tỉnh hoang man, lo sợ trước sự tấn công mãnh liệt của quân, dân ta; và làm thất bại tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở phía Nam Cà Mau; mở ra được vùng giải phóng liên hoàn xã liên xã, huyện liên huyện; bảo vệ được khu căn cứ cách mạng và tạo được nguồn lực cho kháng chiến để đánh thắng địch.

Câu hỏi:

1-Nêu đặc điểm tình hình ?

2-Trình bày thắng lợi của chi khu Cái Nước, Đầm Dơi và cứ điểm Chà Là ? 3-Nêu nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi ?

Bài đọc thêm:

ĐÁNH GIÁ THẮNG LỢI CỦA “CHIẾN THẮNG ĐẦM DƠI – CÁI NƯỚC – CHÀ LÀ”

Vinh dự được chọn làm địa bàn điểm của chiến dịch, dưới sự lãnh đạo và chỉ huy của Khu ủy, quân khu Miền Tây, bộ chỉ huy chiên dịch, trên cơ sở phong trào nhân dân du kích đấu tranh phát triển rộng mạnh, sự kết hợp “3 mũi giáp công” chặt chẽ, Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo đoàn kết gắn bó cùng với quân khu đánh lớn. Tiểu đoàn U Minh của tỉnh ta góp phần đáng kể trong chiến dịch, có bước trưởng thành mới. Các lực lượng võ trang trong tỉnh nhờ đó mà được rèn luyện đánh phá các chiến thuật “tân kỳ” của Mỹ Ngụy như: “Giang đoàn” (tàu

chiến đấu trên sông), “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận “, “Bủa lưới phóng lao”, “Phượng hoàng vồ mồi”.

1/-Vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng, Tỉnh ủy lãnh đạo quân dân tỉnh nhà càng đánh càng mạnh, liên tục tấn công địch, củng cố vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng.

2/-Lần dầu tiên ta tiêu diệt 2 chi khu trong một đêm (09/09/1963), tiêu diệt gọn trường huấn luyện sĩ quan chỉ huy biệt kích Mỹ trong vận động. Bắt sống tù binh Mỹ được thực hiện trước tiên ở nơi đây. Việc tiêu diệt cả “Giang đoàn” trên sông cũng được thưc hiện sớm từ vùng đất Mũi Cà Mau. Sự kiện diệt đồn, chủ động dụ quân can viện đến tiêu diệt là điều rất mới lúc ấy cũng diễn ra ở nơi đây. Việc tiến lên đánh lớn bắt đầu từ đất Cà Mau của quân khu miền Tây rất rõ ràng. Sau trận Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, quân khu mở trận đánh ở Vĩnh Thuận, tiêu diệt chi khu, thu đại bác, diệt 1.200 quân chủ lực (trong đó có một tiểu đoàn dù 500 tên). Đã chứng minh rõ xu thế tiến lên đánh lớn, càng đánh, càng mạnh, càng thắng to của quân giải phóng miền Tây Nam bộ.

3/-Tỉnh thực hiện tốt chỉ thị của Trung ương Cục về phá “Quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ ngụy. Trước khi mở đợt, trong tỉnh có 64 ấp chiến lược, qua chiến dịch, ta đã phá lỏng, phá rã hầu hết “Ấp chiến lược”. Tỉnh ủy đã nhận định: “Quốc sách ấp chiến lược” ở Cà Mau đã bị phá sản trên căn bản.

4/-Chiến lược tiến công của quân khu mà Tỉnh Cà Mau phối hợp thực hiện bằng cuộc sống đồng loạt tiến công và nổi dậy phá “Quốc sách ấp chiến lược”, với những trận chiến thắng công đồn, diệt viện ở Đầm Dơi, Cái Nước , Chà Là, Lộc Ninh, Trí phải là những đòn chí mạng vào chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, cùng chiến thắng ấp Bắc, phong trào phá “Ấp chiến lược” ở Mỹ Tho và những chiến thắng trên các chiến trường của toàn miền Nam, phải chăng đó là một trong những nguyên nhân tạo ra làn sóng biểu tình ngày càng tăng ở Huế, Sài Gòn... dẫn tới đế quốc Mỹ phải thay ngựa giữa dòng, lật đổ Diệm – Nhu và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản.

(Trích phát biểu của ông Đặng Thành Học, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Minh Hải tại hội thảo khoa học “chiến thắng chi khu Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là”).

Bài đọc thêm:

CHIẾN THẮNG ĐẦM DƠI – CÁI NƯỚC – CHÀ LÀ (1963) LÀ THẮNG LỢI CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỦA CÀ MAU VÀ TÂY SÔNG HẬU

Đất mũi Cà Mau đã từng là căn cứ địa chính cách mạng của miền Tây Nam bộ và là nơi đứng chân của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Cà Mau cũng từng là căn cứ mật của Xứ ủy Nam Kỳ và là liên tỉnh Miền Tây trong những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ.

Kế thừa và phát huy truyền thống ấy, Cà Mau có Làng rừng (1958-1960), có Đồng khởi oanh liệt (1960-1961) và hàng loạt chiến công tiếp đó.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục (tháng 6/1963), sự tin tưởng đặc biệt vào lực lượng cách mạng ở Cà Mau, Khu ủy và Quân khu miền Tây quyết định chọn Cà Mau làm địa bàn điểm để triển khai chiến dịch phá quốc sách ấp chiến lược mà Mỹ nguỵ đang ráo riết thục hiện.

Thực tiễn diễn biến phong phú và sinh động của chiến trận ở Đầm Dơi, Cái Nước (vào tháng 09/1963, trước khi Ngô Đình Diệm sụp đổ) và ở Chà Là (vào cuối tháng 11/1963, sau khi Ngô Đình Diệm sụp đổ) là phản ánh tình hình phức tạp, sự đa dạng cùng xu thế vận động của chiến trường Tây Nam Bộ và bộc lộ thực chất tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường.

Chiến trận ở Đầm Dơi, Cái nước, Chà Là (từ tháng 9 đến tháng 11/1963) diễn ra thật sự là một chiến dịch giáng cho địch những đòn choáng váng. Cùng với diễn biến và kết quả của chiến dịch này, vùng giải phóng ở Nam Cà Mau mở rộng liên hoàn và vùng giải phóng ở Bắc Cà mau mở rộng liên hoàn.Đồng thời hàng loạt ấp chiến lược ở các xã khác bị phá bung.

Chiến thắng vang dội ở Đầm Dơi, Cái nước, Chà Là trả lời kịp những câu hỏi bức bách đặt ra trong tiến trình cách mạng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến thắng vang dội ấy không chỉ củng cố niềm tin cho quân dân Cà Mau, mà còn đem lại niềm tin

Một phần của tài liệu lịch sử lớp 6 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w