2. Thông tin chung về lớp học và học sinh Số liệu tại thời điểm đánh giá
BÀI THU HOẠCH
Lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam-Singapore
Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, đặc biệt là giáo dục phổ thông trong nhiều năm qua đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng,Chính phủ , ngành giáo dục đào tạo nói chung và của các tỉnh thành nói riêng.Hiện nay,trong xu thế hội nhập Quốc tế, đồng thời trong giai đoạn công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ,nó đòi hỏi mỗi một con người chúng ta phải có những kỹ năng nhất định để thích nghi trong cuộc sống hiện tại như các vấn đề: rèn đức luyện tài, ứng phó trong công cuộc hội nhập toàn cầu ...
Muốn thực hiện tốt,có hiệu quả các kỹ năng trên,không ai khác mà chính là các nhà quản lý giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng cần có tầm nhìn bao quát và đề ra sứ mệnh tương lai cho trường mình hoạt động đúng mục tiêu và phát triển không ngừng.Qua các giá trị và tầm nhìn cũng như sứ mệnh đó mà có chiến lược giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ tương lai nắm bắt cơ hội và hoàn thiện bản thân, có phẩm chất đạo đức và năng lực cá nhân một cách thực thụ để hoà nhập và phát triển tốt nhất. Với tầm quan trọng đó, trong chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam-Singapore bản thân tôi đã có những nhận thức sâu sắc và tâm đắc qua nội dung được bồi dưỡng đó là: “Lập kế họach chiến lược phát triển trường phổ thông”.
Lập kế hoạch chiến lược được định nghĩa như sự phân tích có hệ thống về nhà trường và môi trường của nó và qua đó đưa ra một tổ hợp các mục tiêu chiến lược chủ chốt nhằm giúp cho nhà trường đạt đến tầm nhìn của mình trong phạm vi các giá trị và tiềm năng nguồn lực sẵn có.
Xác định khung chiến lược của nhà trường để định hướng các chương trình hành động như: phát triển đội ngũ; huy động nguồn lực và các chương trình hướng tới phát triển toàn diện học sinh…. Trong điều kiện tăng cường vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường.
Một vấn đề đặt ra là quản lý nhà trường mà không có kế hoạch thì coi như trên đường đi mà không có định trước đích cần đến.Qua đây, ta thấy rằng vai trò của người Hiệu trưởng hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường trên mọi phương diện,trên mọi lĩnh vực. Ngày nay, lãnh đạo và quản lý trường học
rất quan trọng;lao động của lãnh đạo và quản lý trường học trở thành một ngành lao động độc lập.Người lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục trong giai đoạn hện nay đòi hỏi phải có quyết tâm và tích cực thực hiện đổi mới;mô hình mới về quản lý nhà trường là tập trung nhiều hơn vào lãnh đạo sự thay đổi để phát triển nhà trường.Vì vậy, Hiệu trưởng trường phổ thông phải có tầm nhìn và năng lực xác định được tầm nhìn trong tương lai để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và quá trình toàn cầu hoá. Người lãnh đạo nhà trường là người tạo ra viễn cảnh,còn người quản lý là biến viễn cảnh đó thành hiện thực;hay nói cách khác người lãnh đạo phải có cái đầu còn người quản lý phải có trái tim. Với lý do như vậy mà người hiệu trưởng cần phải phải có kế hoạch chiến lược,trong đó có những định hướng lớn,thể hịên hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại để đảm bảo cho nhà trường có được sự phát triển vượt bậc.
Chính vì lập kế hoạch chiến lược là đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại.
Trong quá trình lập kế hoạch chiến lược cần trả lời được các câu hỏi : - Chúng ta đang ở đâu?
- Chúng ta sẽ đi tới đâu?
- Chúng ta sẽ làm gì,làm như thế nào và bằng phương tiện nào để tới đó? - Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng và tới đích?
Theo bản thân tôi thiết nghĩ song song với kế hoạch chiến lược nhà trường thì cũng cần có một số loại kế hoạch khác để bổ trợ cho nhau như: kế hoạch năm học;kế hoạch tác nghiệp…nó là cầu nối giữa kế hoạch dài hạn và các công việc triển khai thực hiện.
Kế hoạch năm học: kế hoạch này định ra cho toàn bộ các mặt công tác,các hoạt động của nhà trường trong một năm học.đây là kế hoạch chủ yếu nhất của nhà trường,được lập theo thời gian của năm học.
Kế hoạch tác nghiệp(hay còn gọi là kế hoạch hành động) nó tập trung vào những hoạt động đặc biệt,các công việc chi tiết để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ,thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành,các nguồn lực,người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó.
Bản thân tôi có nhận thức sâu sắc và tâm đắc nhất trong việc định ra các giá trị cốt lõi;sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường đó là:
Sứ mạng khẳng định mục đích,lý do sự tồn tại của nhà trường;các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ nhà trường sẽ thực hiện để thoả mãn nhu cầu giáo dục học sinh.
Còn giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan,các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường.
Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của nhà trtường có thể đạt được,thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng .Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực,tin cậy và hấp dẫn của tương lai.Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi,nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai.
Điều nữa mà bản thân tâm đắc nhất của chuyên đề này là lập kế hoạch chiến lược tốt có thể giúp nhà trường:
- Làm rõ định hướng tương lai. - Đề ra các ưu tiên.
- Tập trung vào các sức mạnh ưu tiên
- Xây dựng và thực hiện điều chỉnh chiến lược có hiệu quả.
- Xây dựng tổ/nhóm làm việc có tính chuyên nghiệp trong nhà trường.
- Xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với cha mẹ học sinh,cộng đồng,các tổ chức bên ngoài.
- Đánh giá sự tiến bộ của nhà trường. - Nâng cao chất lượng quản lý nhà trường.
- Thích nghi một cách sáng tạo,có hiệu quả trước sự thay đổi.
Như vậy,lập kế hoạch chiến lược có tác dụng hỗ trợ cho các trường thích ứng với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội,góp phần huy động một cách hiệu quả các nguồn lực còn hạn chế,xác định các lĩnh vực và lý do sử dụng các nguồn lực cho các lĩnh vực đó cũng như các kết quả đạt được.
Việc hình thành sơ đồ xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường như sau làm cho tôi nhận thấy sâu sắc hơn trong công tác lãnh đạo của mình nhằm làm tốt công tác phát triển nhà trường. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
Hoạch định chiến lược Tổ chức thực hiện chiến
lược
Kiểm tra
và đánh
Phân tích môi trường bên ngoài nhà trường Phân tích môi trường bên trong nhà trường
Thông tin phản hồi
Như vậy, vai trò của người Hiệu trưởng nhà trường cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường và lãnh đạo thực hiện có kết quả tốt nhất đưa nhà trường đi lên đúng định hướng thời hội nhập quốc tế.
Qua lớp bồi dưỡng này đã giúp cho bản thân hiểu được rằng: người Hiệu trưởng ngày nay trong xu thế hội nhập nó là một thực thể con người tồn tại với hai vai trò để quyết định sự thành bại của đơn vị.Người Hiệu trưởng phải chuyển đổi mặt lãnh đạo nhiều hơn.Người Hiệu trưởng phải biết và nhận thức: thay đổi là tất yếu.Muốn hay không muốn thì trường học vẫn thay đổi.Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn,tích cực hơn.Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực! Cần thay đổi - Phải thay đổi – Nên thay đổi – Có thể thay đổi.
Với những nhận thức đó bản thân tôi vận dụng vào việc đổi mới quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng tại trường mình đó là:
- Đổi mới và lãnh đạo và quản lý nhà trường;lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường;tập trung xây dựng môi trường văn hoá nhà trường lành mạnh,an toàn;chăm lo phát triển đội ngũ nhà trường ngày một mạnh hơn về số cũng như về chất; tập trung huy động nguồn lực để phát triển nhà trường;lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh.
-Trong công tác lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch chiến lược một cách hợp lý . Xây dựng tập thể nhà trường chủ động trong đồng thuận,tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng nhà trường phát triển.Muốn làm được điều đó bản thân người Hiệu trưởng phải đổi mới tư duy,có tầm nhìn chiến lược cho đơn vị mình,làm cho nhà trường thay đổi một cách tích cực hơn,mang lại hiệu quả cao hơn,tiếp cận chuyên đề
mình tâm đắc nhất để xây dựng các kế hoạch,quản lý điều hành theo hướng chuyên nghiệp hoá,làm cho nhà trường có một viễn cảnh tươi đẹp hơn.
-Tìm ra các giá trị cốt lõi,sứ mệnh nhà trường trong tương lai gần và tương lai xa;tạo ra một thương hiệu mạnh,uy tín và hiệu quả an toàn.Bản thân trong những năm tới cần tập trung xây dựng cho học sinh đạt được các chuẩn cần có,xây dựng các kỹ năng sống cho học sinh,phát triển năng lực lãnh đạo cho học sinh,tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy.
-Trong những năm tới cần định hướng theo xu thế tích cực mà tổ chức khoa học giáo dục thế giới đã đề ra đó là:Học để biết;học để làm; học để chung sống và học để tự khẳng định mình.
-Tập trung xây dựng nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất;đảm bảo trường lớp xanh - Sạch - Đẹp; đồng thời tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động mà ngành đã phát động.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân,toàn xã hội,chăm lo và phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của tất cả mọi người . Trong nhà trường,người hiệu trưởng là cánh chim đầu đàn trong biển cả bao la của sự nghiệp đó,người Hiệu trưởng phải có trách nhiệm làm cho sự nghiệp đó phát triển tốt nhất và bền vững nhất.Dù sớm hay muộn chúng ta cũng cần tạo ra sự thay đổi nhà trường để đi lên.Mọi thành bại của nhà trường nằm ở nơi người Hiệu trưởng.Tôi xin mượn lời của một nhà giáo để khẳng
định rằng: “…Trường nằm trong tay các bạn,nằm trong tay chúng ta,không ai làm
cho nó chết ngoài chúng ta,không ai làm cho nó sống ngoài chúng ta…”
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác đào tạo này đã làm cho chúng tôi thay đổi nhận thức,có cách nhìn tích cực làm cho nhà trường ngày một tốt hơn.