Nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn chuyển sang cơ chế điều hành chính sách lạm phát mục tiêu thì trước hết các thể chế chính sách tiền tệ phả

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế Tính độc lập của ngân hàng Trung ương tác động đến việc thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu (Trang 42)

điều hành chính sách lạm phát mục tiêu thì trước hết các thể chế chính sách tiền tệ phải được Quốc hội và Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh. Việc sửa đổi, điều chỉnh nên theo hướng đảm bảo cho Ngân hàng Trung ương một vị thế pháp lý có sự độc lập cao, một mặt, Ngân hàng Trung ương không bị áp lực của Chính phủ, dẫn đến bị động trong điều hành chính sách tiền tệ, mặt khác, Ngân hàng Trung ương sẽ chịu áp lực cao trong trách nhiệm giải trình và tính công khai, minh bạch trước công chúng về kết quả điều hành chính sách tiền tệ. Làm như thế sẽ đảm bảo được sự tự do thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW, đồng thời lại có thể kiểm soát được những hoạt động NHTW đi đúng theo mục tiêu đã xác định.

1.1 Điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ hành lang lãi suất

CXXIX.Như đã đề cập tại phần trước về lựa chọn mục tiêu điều hành của NHNN, để thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, xét các điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay cho thấy chưa đủ các điều kiện cần thiết để NHNN thực hiện chuyển hoàn toàn sang khuôn khổ CSTT điều tiết lãi suất. Do đó, NHNN tiếp tục lựa chọn mục tiêu điều hành theo khối lượng kết hợp với việc điều tiết lãi suất, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để chuyển dần sang điều tiết lãi suất để nâng cao hiệu quả và tăng tính minh bạch trong điều hành chính sách tiền tệ,

tiến tới thực hiện khuôn khổ CSTT theo mục tiêu lạm phát nhằm thực hiện mục tiêu CSTT đã quy định rõ trong Luật Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế Tính độc lập của ngân hàng Trung ương tác động đến việc thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu (Trang 42)