Kiểm tra và xử lý nhiệt độ nước

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá (Trang 29)

3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến cá

- Khi nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cá mất cân bằng sinh lý cơ thể, giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Do đó làm cho cá kém ăn, chậm lớn.

- Tại khoảng nhiệt độ tối ưu thì quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở mức tối ưu, cá sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh.

- Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao còn gây ra một số ảnh hưởng như sau: + Làm giảm quá trình hòa tan của O2 trong nước.

+ Làm tăng các chất hòa tan trong ao cũng như làm thay đổi thành phần các chất trong ao nuôi.

+ Cá dễ bị bệnh.

+ Trong phạm vi nhất định khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc phòng, trị bệnh sẽ mạnh hơn.

- Nhiệt độ để vật nuôi sống và phát triển thông thường rất rộng nhưng nhiệt độ để đại đa số các loài cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho là từ 25- 300

C. 3.2. Đo nhiệt độ nước

Để đo nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thuỷ ngân có chia độ từ 0-1000

C.

Ngày đo nhiệt độ nước ao 2 lần: buổi sáng 7-8 giờ và buổi chiều 14-15 giờ; lấy giá trị trung bình của 2 lần đo, giá trị trung bình đó là nhiệt độ nước ao trong ngày.

Hoặc có thể đo 1 lần vào lúc 10 giờ sáng, thông số đo được chính là nhiệt độ nước ao trong ngày.

- Đo bằng nhiệt kế:

+ Bước 1. Buộc dây vào nhiệt kế bách phân. + Bước 2. Đưa nhiệt kế trực tiếp xuống nước:

Bầu thuỷ ngân hướng xuống dưới theo phương thẳng đứng.

Độ sâu đặt nhiệt kế tùy thuộc vào người nuôi muốn đo nhiệt độ ở tầng nước nào trong lồng bè, để yên 5 phút.

Hình 4.2.18: Đo nhiệt độ nước bằng nhiệt kế

+ Bước 3: Nghiêng nhiệt kế, nhìn vào vạch chia độ và đọc kết quả.

Nhiệt độ nước là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế.

Đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước, ghi lại kết quả vào sổ theo dõi.

Cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH và ôxy hòa tan được chế tạo có thể đo được thêm chỉ tiêu nhiệt độ.

3.3. Xử lý khi nhiệt độ nước vượt ra ngoài mức thích hợp

- Khi nhiệt độ thấp: dùng nilon trắng phủ kín mặt lồng hoặc di chuyển lồng bè nuôi đến nơi nước sâu, kín gió.

- Khi nhiệt độ cao: bơm nước tạo dòng chảy cho lồng nuôi hoặc di chuyển lồng đến nơi nước sâu, thoáng gió.

Tuy nhiên trong quá trình nuôi cá việc di chuyển lồng bè nuôi rất khó khăn, vì vậy chúng ta cần đặc biệt chú ý đến lựa chọn vị trí nuôi và mùa vụ nuôi để hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)