Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về đào tạo nghề - thực trạng trong các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định Luận văn ThS. Luật (Trang 31)

Để hội nhập vào thị trường cạnh tranh như hiện nay, nguồn nhân lực Việt Nam cần phải đạt các chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được các tiêu chuẩn lao động của thị trường lao động khu vực và thế giới. Vì vậy, đào tạo nghề ở Việt Nam, một mặt phải tự đổi mới, đổi mới từ cơ chế quản lý đến toàn bộ quá trình đào tạo. Mặt khác, cần tiếp thu, áp dụng những tri thức khoa học và công nghệ của thế giới, tiếp thu những ưu điểm của các mô hình dạy nghề

hiện đại của các nước để phát triển dạy nghề trong nước, tạo ra đột phá về chất lượng dạy nghề.

Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế được Chính phủ Việt Nam quan tâm đặc biệt và tập trung mọi nỗ lực hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam. Học tập kinh nghiệm của các nước về các mô hình đào tạo nghề, nhất là các mô hình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; hợp tác xây dựng các chuẩn đào tạo chung.

Đó là lời chia sẻ của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội, diễn ra vào ngày 10.10.2012 vừa qua

Để tạo ra sự đột phá về chất lượng dạy nghề, Việt Nam cần sự hợp tác và hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là các nước ASEAN. Và để đạt được hiệu quả Việt Nam cần tập trung vào một số nội dung:

Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dạy nghề, nâng cao năng lực hoạch định và xây dựng chính sách dạy nghề cho Việt Nam, trong đó có việc trao đổi, hỗ trợ để hoàn thiện Luật Dạy nghề và các văn bản pháp luật liên quan

Thu hút các nguồn vốn để phát triển dạy nghề, trong đó tập trung phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, một số trường đạt đẳng cấp quốc tế và khu vực; hợp tác đào tạo nghề chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

Áp dụng những tri thức khoa học và công nghệ của thế giới vào đào tạo nghề tại Việt Nam để tạo ra những đột phá về chất lượng nghề trong tương lai.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới hệ thống đào tạo nghề để từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và xã hội trong bối cảnh phát triển của quốc gia và hội nhập. Mục tiêu của Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đạt được bước đột phá về chất

lượng đào tạo nghề trong bối cảnh hội nhập ASEAN. Chiến lược hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo nghề... đáp ứng nhu cầu của mọi lĩnh vực ngành nghề cần lao động tay nghề cao cho trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2020 đào tạo nghề sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo, đồng thời đóng góp công tác nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Chất lượng đào tạo một số ngành nghề sẽ đạt mức tương đương với các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác nên đã có bước phát triển tích cực. Mạng lưới cơ sở dạy nghề được mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng miền. Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu của doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chất lượng, hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực. Dạy nghề cho lao động nông thôn bước đầu được chú trọng. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng dạy nghề ở nước ta vẫn còn những tồn tại, đó là:

Chất lượng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường

lao động. Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm.

Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Cơ chế, chính sách quản lý và phát triển dạy nghề chưa đồng bộ. Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm. Chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động, chưa có văn bản xác định doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hoạt động dạy nghề. Chưa có chính sách tạo động lực đủ mạnh để thu hút người học nghề và người dạy nghề; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động chưa đủ hấp dẫn…

Nếu pháp luật về đào tạo nghề ở Việt Nam mà học tập được các quy định tiên tiến của pháp luật các nước khác và áp dụng được vào Việt Nam, đồng thời khắc phục được các hạn chế trên thì đào tạo nghề của Việt Nam sẽ được phát triển tốt hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Pháp luật về đào tạo nghề - thực trạng trong các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định Luận văn ThS. Luật (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)