Khai thác hải sản.

Một phần của tài liệu Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản thực trạng và tiềm năng (Trang 26 - 28)

Ở Việt Nam nghề khai thác hải sản xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên nó lại phát triển rất chậm, chỉ đến một vài năm gần đây mới đạt được một thành tựu đáng kể.

Trước đây, do trình độ phát triển kinh tế còn kém, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá, người làm nghề biển không có điều kiện để tiếp cận với khoa học hiện đại vì vậy mà trong một thời gian rất dài nghềđánh bắt, khai thác hải sản phát triển rất chậm. Hiện nay, khi đất nước đang trong thời kỳ mở

cửa, điều kiện chuyển giao công nghệ được thuận lợi, ở Việt Nam đã bắt

đầu xuất hiện những hạm tầu đánh bắt cá xa bờ do đó mà khối lượng hải sản khai thác được ngày một nhiều hơn. Đứng trước một thực tế là do tình trạng đánh bắt ven bờ quá bừa bãi dẫn tới những vùng biển ven bờ lâm vào tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm, vì vậy mà xu hướng đánh bắt cá ngoài biển khơi là một xu hướng khách quan, tuy nhiên trình độ khai thác hải sản biển của Việt Nam còn khá lạc hậu so với thế giới, chưa khai thác hết được nguồn tài nguyên biển dồi dào mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho chúng ta.

Nghề khai thác thuỷ sản biển của Việt Nam còn khá thô sơ. Phương tiện tàu công suất thấp, trang thiết bị ngư cụ nghèo nàn và quy mô nhỏ, lại kiêm nhiệm tất cả các khâu: khai thác, bảo quản, dịch vụ trên một tàu. Công nghệ khai thác chủ yếu tầng mặt nước, thời gian bám biển ngắn, trình

độ hợp tác trên biển thấp. Khả năng khai thác tầng nước sâu trên 50 m kém, trong khi rất nhiều loài hải sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, khả

năng xuất khẩu lớn lại chủ yếu sống ở tầng nước sâu. Tính đến hiện nay, cả

nước ta mới chỉ có được 7 hạm tầu lớn khai thác xa bờ, nhưng những hạm tầu này cũng không sử dụng hết công suất do trình độ chế biến, bảo quản của ta còn thấp, cá khai thác xong không được bảo quản tốt, thời gian trên biển dài nên khi vềđến bờ một lượng cá khá lớn bị hư hỏng không sử dụng

được rất lãng phí.

Tiềm năng hải sản biển của nước ta rất dồi dào, diện tích vùng biển rộng lớn, phần nhiều chưa được khai thác nên khối lượng hải sản có thể

khai thác là đáng kể. Vấn đề hiện nay là làm sao để khai thác được hết tiềm năng biển dồi dào này để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Trước thực trạng trên, ngành thuỷ

sản đã tập trung đầu tư cho khai thác hải sản biển trên một số lĩnh vực sau: - Hiện đại hoá trang thiết bị lưới ngư cụ; bảo quản sau thu hoạch tốt, tổ

- Tổ chức đội tàu dịch vụ hậu cần, tổ chức dịch vụ thu gom sản phẩm trên biển, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để tăng chất lượng và đảm bảo

đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cá ăn tươi, ngon.

- Tăng cường công tác đào tạo chuyển giao công nghệ cho ngư dân. Cải tiến trang thiết bị bảo quản sau thu hoạch.Nghiên cứu cải tiến ngư cụ

hiện có phù hợp với tàu hiện có để phát huy đội tầu của ngư dân.

- Khuyến khích các hình thức thuê mướn chuyên gia, tổ chức cho như

dân tham quan học tập kinh nghiệm của đơn vị khai thác thuỷ sản có hiệu quả trong nội bộ địa phương và tỉnh bạn, cũng như của nước ngoài khi có

điều kiện.

- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư và đủ vốn lưu

động cho các doanh nghiệp khai thác hải sản xa bờ.

- Biển Việt Nam còn một số loài cá có giá trị xuất khẩu cao, được thị

trường thế giới ưa chuộng, cần được tổ chức khai thác tốt, đi đôi với tăng cường hậu cần dịch vụ để đảm bảo chất lượng như: cá Mú, cá Cam, cá Thu, cá Hồng..

Một phần của tài liệu Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản thực trạng và tiềm năng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)