Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đầu tư gián tiếp - ODA (Trang 48)

3. Mục tiêu nghiên cứu của đền tài

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một trong những chính sách của nhà tài trợ có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của nước tiếp nhận là đưa ra các quy định tài trợ phức tạp, đa dạng, đặc biệt là nhiều khoản vay bị ràng buộc về phương thức mua sắm, đấu thầu, chọn tư vấn. Trong nhiều trường hợp, thiết bị có thể không đảm bảo chất lượng, công nghệ lạc hậu, chi phí của các hoạt động dịch vụ rất cao và giá cả thiết bị nhập khẩu không cạnh tranh hoặc bị ép giá. Đối với nhà tài trợ Nhật Bản, khi xem xét cung cấp ODA đều đưa ra điều kiện phải sử dụng tư vấn, nhà thầu, và thiết bị cung cấp của họ theo hình thức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu. Do đó, trên thực tế đã có nhiều bất cập không có lợi cho phía Việt Nam. Chẳng hạn, hoạt động tư vấn, kiểm tra do các nhà tư vấn Nhật Bản thực hiện và được trả bằng nguồn vay do tổ chức thực hiện lại chính là cơ quan được lựa chọn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi bằng nguồn viện trợ không hoàn lại.

Ngoài những nguyên nhân khách quan thuộc về chính sách tài trợ và các quy trình thủ tục của Nhật Bản còn có những nguyên nhân bắt nguồn từ sự biến động kinh tế của Nhật Bản cũng như nền kinh tế thế giới như: Sự thay đổi tỷ giá của đồng Yên với đồng USD có tác động trực tiếp với nguồn vốn tài trợ cho dự án cũng như kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài; Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và xu hướng cắt giảm ngân sách ODA trên thế giới khiến cho sự cạnh tranh về nguồn vốn này càng trở nên gay gắt gây ảnh hưởng đến chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn ODA của các nước tiếp nhận.

Chương III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN

TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM

Nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn ODA Nhật Bản nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, nguồn vốn này còn đưa lại một số tác động tiêu cực về mặt chính trị, xã hội, môi trường… Để tiếp nhận thành công nguồn vốn ODA cần phải có định hướng thu hút và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

3.1. Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản của Việt Nam

Việt Nam tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng tài trợ về nguồn vốn ODA nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong 5 năm tới, chính phủ Việt Nam mong muốn dành khoảng 15% vốn ODA cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo; 25% cho ngành năng lượng và công nghiệp; 25 % cho ngành giao thông, bưu điện. Phần còn lại dành để hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường, khoa học, công nghệ…

Chính phủ Việt Nam dự kiến sử dụng các loại hình ODA theo các định hướng sau:

3.1.1. Đối với nguồn vốn ODA không hoàn lại

Nguồn vốn này được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: Xoá đói giảm nghèo, trước hết tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; y tế, dân số và phát triển; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội); bảo vệ môi trường, bảo vệ và

phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai; nghiên cứu cơ bản để chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư phát triển (quy hoạch, điều tra cơ bản, tổng quan nghiên cứu khả thi); cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương và phát triển thể chế…

3.1.2. Đối với nguồn vốn vay ODA

Nguồn vốn này được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn; Giao thông vận tải, thông tin liên lạc; năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội (các công trình phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục đào tạo, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề xã hội (tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, khắc phục các tệ nạn xã hội); hỗ trợ cán cân thanh toán…

Trong 5 năm này, cùng với các nguồn lực trong nước, chính phủ Việt Nam muốn tập trung hơn nữa ODA cho các vùng nghèo, có nhiều khó khăn như đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc để thực hiện hỗ trợ chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển quan hệ đối tác và tiếp cận theo ngành là một phương pháp tốt để nâng cao hiệu quả của ODA. chính phủ hoan nghênh và hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ trong các nhóm đối tác về phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong một số lĩnh vực chính phủ mong muốn hỗ trợ ODA để thực hiện các nội dung sau:

● Về năng lượng: tiếp tục phát triển các nguồn điện, hệ thống tải điện và các trạm biến thế, quan tâm tới mở rộng mạng lưới điện về nông thôn và các vùng khó khăn. Chú trọng phát triển các trạm thuỷ điện quy mô nhỏ cho các vùng miền núi, điện gió và năng lượng mặt trời cho các vùng sâu, vùng xa, miền biển hải đảo…

● Về công nghiệp: ODA được sử dụng để đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nhằm giữ ổn định về công ăn việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội…

● Về giao thông vận tải: tiếp tục phát triển đi đôi với nâng cấp và duy trì, bảo dưỡng hệ thống đường quốc lộ và các cầu có tính chất huyết mạch, khôi phục, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ. Dành nguồn ODA thích đáng phát triển các đường nhánh, đường xương cá nối với các đường quốc lộ, đảm bảo giao thông thông suốt đến các vùng dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi… Ngoài ra, nguồn ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ phát triển giao thông vận tải đường sông, đường sắt và đường hàng không.

● Về Bưu điện: tập trung ưu tiên sử dụng ODA để phát triển viễn thông nông thôn.

● Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, kết hợp với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo: Nguồn ODA sẽ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa: Một là, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia để xoá đói giảm nghèo; Hai là, khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường học, y tế, cấp nước sinh hoạt, trồng và bảo vệ rừng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; Ba là, hỗ trợ cải cách chính sách và thể chế nhằm giúp cho hoạt động nông nghiệp gắn với thị trường, thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng, tạo công ăn việc làm; Bốn là, mở rộng phạm vi các dịch vụ tài chính nông thôn nhằm tạo vốn cho người nông dân phát triển sản xuất, tăng thên thu nhập.

● Về y tế-xã hội: cải tạo, nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh trong đó, nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố chưa được sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 1996-2000; tăng cường năng lực cho hệ thống y tế xã, huyện; xây dựng một số xí nghiệp dược sản xuất thuốc tiêu chuẩn; tăng cường năng lực kiểm soát sử dụng thuốc; thực hiện chương trình dân số và phát triển, chương trình thanh toán một số bệnh xã hội; chương trình nước

sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng chống HIV/AIDS… hỗ trợ cải cách chính sách của ngành y tế.

● Về giáo dục và đào tạo: nguồn ODA sẽ hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống đào tạo ở các cấp; hỗ trợ phát triển mạng lưới các trường dạy nghề; tăng cường năng lực quản lý ngành giáo dục và đào tạo; nâng cao trình độ giáo viên và cung cấp học bổng cho công tác đào tạo và nghiên cứu.

● Về cấp, thoát nước đô thị và bảo vệ môi trường: tập trung hỗ trợ để nâng cấp hệ thống cấp nước cho các thị xã chưa được nhận ODA trong giai đoạn 1996- 2000; ưu tiên nâng cấp hệ thống cấp nước tại các huyện lỵ và các vùng nông thôn. quan tâm tới hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải ở một số thành phố, thị xã đông dân, môi trường đang bị ô nhiễm nặng.

3.2. Những giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

Để nâng cao khả năng thu hút hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và ODA của Nhật Bản nói riêng, ngoài việc cần phải có một chiến lược thu hút và sử dụng vốn rõ ràng theo mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ, cần thiết phải có hệ thống các chính sách và luật pháp hoàn chỉnh nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn lực này.

Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý đối với nguồn vốn ODA để đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn của Việt Nam và từng bước tiến tới phù hợp với các thông lệ quốc tế, đồng thời bổ sung một số nội dung quản lý mà trong các văn bản pháp quy hiện hành vẫn còn thiếu. Hệ thống văn bản pháp lý ban hành phải xác định một cơ chế điều phối hiệu quả, trách nhiệm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, bảo đảm tính nhất quán và minh bạch, cụ thể là:

● Xây dựng quy trình chung về trình tự và thủ tục thực hiện các chương trình, dự án ODA nhằm giúp các chủ dự án nhất là các dự án ở các địa phương, nắm bắt ngay từ đầu đối với các yêu cầu về chuẩn bị dự án, điều kiện và phương

thức tài trợ, thủ tục và trình tự thực hiện các khâu của chương trình, dự án đầu tư, quy trình giải ngân và quy chế tài chính…

● Xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn dự phòng trong ngân sách Nhà nước dành riêng cho dự án ODA nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho việc chuẩn bị dự án, giảm bớt tính bị động cho điều hành vốn đối ứng. Đồng thời, nên có quy định về định mức chi tiêu vốn đối ứng cho các dự án ODA hợp lý để đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với các yêu cầu về chất lượng của dự án. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án đòi hỏi trình độ cao.

● Ban hành bổ sung một số văn bản quản lý về cơ chế thẩm định giá, định mức chi tiêu, phí tư vấn đối với các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước, quy chế kiểm tra, kiểm toán đối với các dự án ODA.

● Nghiên cứu và ban hành quy chế thu hồi vốn trực tiếp và hoàn trả một phấn vốn vay nước ngoài từ nguồn thu phí đối với một số công trình công cộng như: giao thông, cấp thoát nước, y tế… để nâng cao trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và giảm một phần gánh nặng nợ nước ngoài cho ngân sách Nhà nước.

Hai là, cần sớm sửa đổi các quy chế, quy định của chính phủ liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án ODA (các nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ chế đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng…) theo hướng giảm bớt những bất cập về quy trình thủ tục hiện tại nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời đảm bảo phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và hài hoà với thủ tục của các Nhà tài trợ.

3.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng vốn ODA

Việc đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn ODA nhằm mục đích khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo của các chương trình, dự án gây lãng phí nguồn lực và hạn chế hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, quy hoạch giúp cho các nhà tài trợ có được thông tin ổn định về nhu cầu vốn, chính sách ưu tiên cũng như danh mục các chương trình, dự án cụ thể

kêu gọi tài trợ bằng nguồn vốn ODA hàng năm và qua các thời kỳ. Nội dung chủ yếu của giải pháp này là:

● Quy hoạch cần hướng việc huy động vốn cho từng nước và tổ chức tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức huy động, cơ cấu và điều kiện tài trợ để xác định khả năng huy động ODA thực hiện cho từng năm và từng thời kỳ. Từ đó bảo đảm sự cân đối với các nguồn lực khác cũng như với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Trong quá trình tổ chức huy động vốn cần phải xuất phát từ lợi ích quốc gia và hiệu quả đầu tư cho các chương trình, dự án cũng như các lĩnh vực, xây dựng các tiêu chí cơ bản của quy hoạch sử dụng vốn để khi thực hiện đáp ứng được yêu cầu và định hướng đầu tư. Trong trường hợp các nhuồn tài trợ không đạt được yếu tố ưu đãi cao, có nhiều ràng buộc bất lợi hoặc không đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước thì không nên tiếp nhận.

● Quy hoạch sử dụng vốn ODA theo định hướng thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và nhằm vào các mục tiêu xã hội khác. Mặc dù mục tiêu xoá đói giảm nghèo và các mục tiêu xã hội khác xét cho cùng cũng phục vụ mục tiêu tăng trưởng, những tác động ngắn hạn và dài hạn của các chính sách này đối với tăng trưởng và thu nhập là khác nhau. Tăng trưởng thu nhập, đặc biệt là thu nhập của người nghèo cho phép họ cải thiện điều kiện sống, sức khoẻ và nâng cao trình độ học vấn. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng cũng thường kéo theo những mặt tiêu cực như làm tăng ô nhiễm, tăng khoảng cách giàu nghèo, gây ô nhiễm môi trường… Vì vậy, thách thức với một số quốc gia đang ở trình độ phát triển tương đối thấp như nước ta hiện nay là sự lựa chọn giữa tăng trưởng nhanh mà đi kèm theo đó là những vấn đề xã hội bức xúc hoặc là chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo công bằng nhưng tăng trưởng chậm hơn. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển ngành, vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn.

Chủ động đưa ra danh mục chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế xã hội, đồng thời hình thành danh mục các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm bằng nguồn vốn ODA

từ nay đến 2010.

● Tổ chức thực hiện và theo dõi quy hoạch một cách có hiệu quả, đảm bảo trong quá trình thực hiện phải theo đúng các mục tiêu ưu tiên và kế hoạch huy động, sử dụng vốn trung hạn đã đề ra. Công tác lựa chọn các chương trình, dự án sử dụng vốn không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế tài chính mà còn phải xét tới khía cạnh tác động lên nghĩa vụ nợ phải trả lên ngân sách nhà nước và danh mục trả nợ của quốc gia.

3.2.3. Tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành và thực hiện chương trình, dự

Một phần của tài liệu Đầu tư gián tiếp - ODA (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w