CHỦ ĐỀ 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu 1: Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ.

Một phần của tài liệu lý thuyết vật lí 12 (Trang 33)

C. P= UI 00 cos

CHỦ ĐỀ 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu 1: Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ.

Câu 1: Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ. A. Cao hơn nhiệt độ môi trường. B. Trên 00C .

C. Trên 1000C. D. Trên 00K.

Câu 2: Các sóng ánh sáng giao thoa triệt tiêu lẫn nhau (cho vân tối) nếu hai sóng tới

A. dao đ ộng đồng pha B. dao đ ộng ngược pha.

C. dao động lệch pha nhau một lượng π/2. D. dao động cùng v ận t ốc Câu 3: Ánh sáng đơn sắc được đặc trưng bởi:

A. màu sắc của nó. B. tần số của nó.

C. vận tốc truyền sóng. D. chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đó. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích bằng quang phổ?

A. Phép phân tích quang phổ là phân tích ánh sáng trắng.

B. Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của chúng. C. Phép phân tích quang phổ là nguyên tắc dùng để xác định nhiệt độ của các chất.

D. Cả A, B, và C đều đúng.

Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại ? A. Cùng bản chất là sóng điện từ.

B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng lên kính ảnh.

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy được bằng mắt thường. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia Rơnghen? A.Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên.

B.Tia rơn ghen tác dụng mạnh lên kính ảnh,làm phát quang một số chất. C. Tia Rơnghen không có khả năng ion hoá không khí.

D. Tia Rơnghen có tác dụng sinh lí.

Câu 7: Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng nào trong các khoảng sau đây? Chọn kết quả đúng:

A. 10-12m đến 10-9 m B. 10-9 m đến 4.10-7m. C. 4.10-7m đến 7,5.10-7 m D. 7,5.10-7 m đến 10-3 m Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện?

A. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.

B. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.

C. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác. D. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.

B. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là phôtôn.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?

A.Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. B.Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.

C.Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống.

D.Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng e- liên kết thành electron dẫn là rất lớn. Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi nói về pin quang điện?

A. Pin quang điện là một nguồn điện trong đó nhiệt năng biến thành điện năng.

B. Pin quang điện là một nguồn điện trong đó quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng. C. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D.Cả A,B và C đều đúng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng huỳnh quang?

A.Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào bình đựng dung dịch fluôrexêin trong rượu, hiện tượng huỳnh quang chắc chắn sẽ xảy ra. B.Năng lượng phôtôn ánh sáng huỳnh quang bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng phôtôn ánh sáng kích thích.

C.Trong hiện tượng huỳnh quang, ánh sáng huỳnh quang sẽ tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích. D.Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự lân quang?

A.Sự phát sáng của các tinh thể khi bị kích thích bằng ánh sáng thích hợp gọi là sự lân quang. B. Nguyên nhân chính của sự phát sáng lân quang là do các tinh thể bị nóng lên quá mức . C. Ánh sáng lân quang có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 14: Màu đỏ của rubi do ion nào phát ra?

A. Ion nhôm B. Ion crôm C. Ion ô xi D. Các ion khác

A. độ sáng tỉ đối giữa các vạch quang phổ. B. bề rộng các vạch quang phổ.

C. số lượng các vạch quang phổ. D. màu sắc các vạch và vị trí các vạch màu. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất.

C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. D. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ. Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song. B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.

C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.

D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn là một dải sáng có màu cầu vồng. Câu 18: Chiếu một chùm sáng trắng vào hai khe Iâng thì vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân bậc 1 có màu:

A. tím. B. đỏ. C. vàng. D. lam.

Câu 19: Chiếu ánh sáng tử ngoại vào bề mặt catốt của 1 tế bào quang điện sao cho có electron bứt ra khỏi catốt .Để động năng ban đầu cực đại của elctrron bứt khỏi catot tăng lên , ta làm thế nào ?Trong những cách sau , cách nào sẽ không đáp ứng được yêu cầu trên ?

A. Vẫn dùng ánh sáng trên nhưng tăng cường độ sáng . B. Dùng ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn. C. Dùng ánh sáng có tần số lớn hơn. D. Dùng tia X.

Câu 20: Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên A. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.

B. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện). C. có khả năng đâm xuyên khác nhau.

D. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều.

Câu 21: Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?

A. Vùng tia hồng ngoại. B. Vùng tia Rơnghen. C. Vùng tia tử ngoại. D. Vùng ánh sáng nhìn thấy. Câu 22: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

A.không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó. B. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó. D. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

Câu 23: Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ2

(với λ1 < λ2) thì nó cũng có khả năng hấp thụ

A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1. B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2

C. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2. D. hai ánh sáng đơn sắc đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 24: Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện A. không phụ thuộc bước sóng ánh sáng kích thích.

B. phụ thuộc bản chất kim loại làm catốt và bước sóng ánh sáng kích thích. C. không phụ thuộc bản chất kim loại làm catốt.

D. phụ thuộc cường độ ánh sáng kích thích. Câu 25: Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là:

A. Tác dụng nhiệt. B. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh.

C. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài. D. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại. Câu 26: Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân B. Hình dạng quỹ đạo của các electron

C. Trạng thái có năng lượng ổn định D. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử Câu 27: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

A. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện B. Công lớn nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó

D. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện . Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ phát ra. B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 µm. C. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc màu hồng. D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường. Câu 29: Tính chất giống nhau giữa tia Rơn ghen và tia tử ngoại là

A. bị hấp thụ bởi thủy tinh và nước. B. làm phát quang một số chất. C. có tính đâm xuyên mạnh. D. đều bị lệch trong điện trường. Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các bức xạ điện từ có bước sóng càng lớn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.

C. Hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.

D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen đều là các sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quang phổ của Mặt Trời?

A. Quang phổ mặt trời mà ta thu được thực ra là quang phổ vạch hấp thụ.

B. Nghiên cứu các vạch đen trong quang phổ mặt trời ta có thể biết được thành phần cấu tạo của lớp vỏ mặt trời. C. Trong phổ phát xạ của lõi mặt trời chỉ có ánh sáng nhìn thấy.

D. Quang phổ phát xạ của lõi mặt trời là quang phổ liên tục. Câu 32: Tính chất giống nhau giữa tia Rơn-ghen và tia tử ngoại là

A. bị hấp thụ mạnh bỡi thạch anh và nước. B. làm phát quang một số chất. C. đều không làm ion hóa không khí. D. đều bị lệch trong điện trường. Câu 33: Hiện tượng quang dẫn là

A. hiện tượng một chất phát ra bức xạ nhìn thấy khi bị chiếu bằng chùm êlectron. B. hiện tượng một chất bị nóng lên khi chiếu ánh sáng vào.

C. hiện tượng giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu vào nó ánh sáng thích hợp. D. sự truyền sóng ánh sáng bằng sợi cáp quang.

Câu 34: Nguyên tắc hoạt động của laze là dựa vào

A. sự phát xạ phôtôn. B. sự phát xạ cảm ứng.

C. sự cảm ứng điện từ. D. sự phát quang của một chất khi bị kích thích Câu 35: Sự phát xạ cảm ứng là hiện tượng

A. nguyên tử phát ra phôtôn.

B. nguyên tử ở trạng thái kích thích phát ra đồng thời nhiều phôtôn.

C. nguyên tử ở trạng thái kích thích phát ra một phôtôn có cùng tần số, bay cùng phương với phôtôn bay lướt qua nó. D. sự phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau.

Câu 36: Có thể phát hiện tia hồng ngoại bằng

A. mắt người bình thường. B. màn ảnh huỳnh quang. C. kính ảnh hồng ngoại. D. kính quang phổ. Câu 37: Giới hạn quang điện của một kim loại phụ thuộc vào

A. điện thế của tấm kim loại. B. bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. nhiệt độ của kim loại. D. bản chất của kim loại.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai

A. Sự phát sáng của các tinh thể khi bị kích thích bằng ánh sáng thích hợp là sự lân quang.

B. Tần số của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn tần số của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ. C. Thời gian phát quang của các chất khác nhau có giá trị khác nhau.

D. Hiện tượng quang - phát quang chỉ xảy ra khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

Câu 39: Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì nó sẽ phát quang?

A. lục. B. vàng. C. lam. D. da cam.

Câu 40: Chọn đáp án đúng khi sắp xếp theo sự tăng dần của tần số của một số bức xạ trong thang sóng điện từ: A. Tia tử ngoại, tia X, tia α, ánh sáng nhìn thấy, tia gamma. B. Tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia bêta, tia gamma. C. Tia α, tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy. D. Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia X, tia gamma. Câu 41: Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là:

A. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài. B. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại. C. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh. D. Tác dụng nhiệt.

Câu 42: Trong một thí nghiệm về hiện tượng quang điện, người ta dùng màn chắn tách ra một chùm các êlectron có vận tốc cực đại và hướng nó vào một từ trường đều sao cho vận tốc của các êlectron vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Bán kính quỹ đạo của các êlectron tăng khi:

A. tăng cường độ ánh sáng kích thích B. giảm cường độ ánh sáng kích thích C. tăng bước sóng của ánh sáng kích thích D. giảm bước sóng của ánh sáng kích thích Câu 43: Trong trạng thái dừng của nguyên tử thì

A. hạt nhân nguyên tử không dao động B. nguyên tử không bức xạ

C. êlectron không chuyển động quanh hạt nhân D. êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng với bán kính lớn nhất có thể có

Câu 44: Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?

A. Làm ion hóa không khí. B. Tác dụng nhiệt mạnh.

C. Tác dụng lên kính ảnh. D. Phản xạ, khúc xạ, giao thoa. Câu 45: Hiện tượng quang điện trong khác hiện tượng quang điện ngoài ở chỗ:

A. chỉ xảy ra khi được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. vận tốc ban đầu cực đại của êlectron bắn ra chỉ phụ thuộc ánh sáng kích thích.

C. giải phóng êlectron liên kết thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng ánh sáng có cường độ thích hợp. D. giải phóng êlectron liên kết thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng thích hợp Câu 46: Phôtôn không có

Câu 47: Phát biểu nào sai?

A. Sự phát quang là sự phát sáng của một bóng đèn sợi đốt.

B. Đặc điểm của lân quang là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. C. Bước sóng của ánh sáng phát quang lớn hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.

D. Đặc điểm của huỳnh quang là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Một phần của tài liệu lý thuyết vật lí 12 (Trang 33)