Tải trọng động cơ khi tàu quay vòng

Một phần của tài liệu Chương 3 ĐẶC TÍNH HẠN CHẾ VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ QUÁ TẢI CỦA ĐCĐT TÀU QUÂN SỰ (Trang 29 - 30)

Trong thời gian tàu quay vòng, tải trọng tác dụng lên các động cơ tăng lên. Sự tăng tải trọng xảy ra không đều. Động cơ đặt gần tâm quay hơn chịu tải lớn hơn động cơ đặt phía ngoài.

Sự tăng chung của tải trọng và sự phân bố không đều tải trọng được giải thích bằng một số yếu tố sauS:

- Thứ nhất là sức cản của tàu bị tăng do đặt lại bánh lái.

- Thứ hai là vỏ tàu trong thời gian quay vòng bị đặt lệch góc nào đó so với hướng tới của dòng nước, do đó làm tăng sức cản của nó.

2

4Ne(%) Ne(%)

n (%)

Hình 3.21. Các đặc tính chân vịt trong thời gian tàu quay vòng

100 80 60 40 20 020 40 60 80 100 1 3 5 6 n1 n2

- Thứ ba là trong thơi gian con tàu quay vòng, dòng theo bị phân bố lại và bị chuyển dịch về phía chân vịt phía trong đường quay vòng. Chân vịt đặt phía ngoài dường như làm việc trong nước tự do.

Trên hình 3.21, biểu diễn:

1 - Đặc tính chân vịt định mức của động cơ chính;

2 - Đặc tính chân vịt của động cơ lai chân vịt phía ngoài; 3 - Đặc tính chân vịt trung bình cho chế độ quay vòng;

4 - Đặc tính chân vịt của động cơ lai chân vịt phía trong của trạm có hai trục chân vịt;

5 - Đặc tính ngoài của động cơ; 6 - Đặc tính hạn chế.

Độ dốc các đặc tính chân vịt trong thời gian con tàu quay vòng sẽ được xác định bằng góc đặt lại bánh lái và bằng tốc độ con tàu. Từ sơ đồ thấy rằng, cần phải giảm vòng quay toàn bộ của động cơ. Vòng quay của động cơ đặt gần tâm quay hơn cần giảm nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Chương 3 ĐẶC TÍNH HẠN CHẾ VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ QUÁ TẢI CỦA ĐCĐT TÀU QUÂN SỰ (Trang 29 - 30)