SỰ PHÂN BỐ LOÀI CHIM TRÊN CÁC SINH CẢNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần các loài chim ở khu BTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. (Trang 53)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.2. SỰ PHÂN BỐ LOÀI CHIM TRÊN CÁC SINH CẢNH

3.3.1. Các sinh cảnh vùng nghiên cứu

Khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng, các nhà lâm nghiệp thƣờng dựa trên Thông tƣ 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 về tiêu chí xác định và phân loại rừng [4] để phân chia rừng theo mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, theo loài cây rừng, theo trữ lƣợng. Trong nghiên cứu khu hệ chim Sơn Trà chúng tôi phân chia làm 5 kiểu sinh cảnh trong vùng nghiên cứu

nhƣ sau:

- Sinh cảnh rừng tự nhiên: Sinh cảnh rừng này phân bố thành 5 dải ở sƣờn phía Bắc bán đảo, từ đỉnh 535 đến ngọn Hải Đăng và phía Tây Nam đỉnh núi 696, là kiểu rừng còn phổ biến, đƣợc bảo vệ. Đây là tầng rừng có sự đa dạng về các loài thực vật thân gỗ, cây bụi dƣới và tầng dây leo. Ít có sự tác động của con ngƣời vào sinh cảnh này.

- Sinh cảnh rừng thứ sinh: Sinh cảnh là rừng tự nhiên phục hồi, phân bố trên các sƣờn núi, đỉnh núi. Sinh cảnh không có tầng cao, thành phần loài cây ở đây tƣơng đối phong phú, chiều cao bình quân 8 – 10 m.

- Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi: Phân bố chủ yếu trên đỉnh núi và phía Tây Sơn Trà. Độ cao và độ dốc thấp, thực vật chủ yếu là cây bụi, cây gai, trảng cỏ thấp.

- Sinh cảnh đất canh tác và khu dân cƣ: Chủ yếu là vƣờn trồng cây lâm

nghiệp, cây ăn quả và khu nhà ở. Sinh cảnh này chủ yếu nằm ở phía Nam của bán đảo Sơn Trà, tiếp giáp với cửa sông Hàn, và khu vực dân cƣ thuộc phƣờng Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Đây là khu vực sinh sống và diễn ra các hoạt động sinh hoạt, sản xuất thƣờng xuyên của ngƣời dân địa phƣơng.

- Sinh cảnh bãi cát, bãi đá ven biển: Địa hình sinh cảnh khó đi lại, ít chịu

tác động của con ngƣời. Sinh cảnh này chủ yếu để quan sát các loài chim nƣớc và chim ăn thịt.

3.2.2. Sự phân bố chim theo sinh cảnh

Với khả năng bay lƣợn, các loài chim không bị hạn chế về không gian. Tuy nhiên mỗi loài chim đều thích nghi với những điều kiện sống nhất định. Những điều kiện sống đó có thể là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thức ăn, nơi làm tổ... Vì vậy, trong mỗi sinh cảnh của khu vực nghiên cứu ta sẽ bắt gặp sự phong phú của từng nhóm chim khác nhau.

Trên cơ sở quan sát các loài chim theo các tuyến nghiên cứu khi đi qua các sinh cảnh khác nhau chúng tôi đã tổng hợp những ghi nhận ngẫu nhiên về sự hiện diện của các loài chim ở từng sinh cảnh. Sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 3.8.

Bảng 3.9. Bảng khảo sát tần suất phát hiện chim trên các sinh cảnh Sinh cảnh Số loài/ sinh cảnh Tỉ lệ % Số lần quan sát/ sinh cảnh Tỉ lệ % Rừng tự nhiên (SC1) 81 75 381 43.2 Rừng thứ sinh (SC2) 57 53 261 29.6 Trảng cỏ, cây bụi (SC3) 29 26.8 95 10.8

Khu canh tác, dân cƣ (SC4) 32 29.6 93 10.5

Bãi cát, đá ven biển (SC5) 25 23.1 51 5.8

Tổng 108 100.0 881 100.0

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ sự phân bố các loài chim theo sinh cảnh

Sự phân bố của các loài chim không đều ở các sinh cảnh. Trong các sinh cảnh thì sinh cảnh rừng tự nhiên gặp số loài nhiều nhất có 81 loài chiếm 75% tổng số loài ở khu vực. Tiếp đến là sinh cảnh rừng thứ sinh 57 loài, chiếm 53%, sinh cảnh canh tác, sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi có 29 loài, chiếm 26,8%, khu dân cƣ có 32 loài, chiếm 29,6% và ít nhất là sinh cảnh bãi cát, bãi đá ven biển với 25 loài, chiếm 23,1%. Sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng thứ sinh chiếm diện tích lớn, điều kiện môi trƣờng sống thuận lợi, ít có tác động của con ngƣời, vì vậy bắt gặp nhiều loài hơn so với các sinh cảnh khác. Các loài thƣờng bắt gặp

75 53 26.8 29.6 23.1 43.2 29.6 10.8 10.5 5.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 (SC1) (SC2) (SC3) (SC4) (SC5)

trên sinh cảnh rừng tự nhiên thuộc họ Bồ câu, họ Trĩ, họ Ƣng, họ Cu cu, họ Cu rốc, họ Gõ kiến, họ Vàng anh, họ Chào mào, họ Khƣớu và họ Đớp ruồi. Sinh cảnh rừng thứ sinh bắt gặp các họ Trĩ, họ Bồ câu, họ Cu rốc, họ Chèo bẻo, họ Phƣớn, họ Vàng anh, họ Khƣớu, họ Đớp ruồi. Trên sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi ít có cây thân gỗ lớn nên thƣờng phát hiện các loài chim có kích thƣớc nhỏ nhƣ họ Đớp ruồi, họ Chiền chiện, họ Cu cu, họ Chào mào, họ Vành khuyên. Các loài trên sinh cảnh đất canh tác, khu dân cƣ: Họ Sẻ, họ Diệc, họ Gà nƣớc, họ Choi choi, họ Bồ câu, họ Bói cá, họ Chào mào. Còn trên sinh cảnh bãi cát, đá ven biển thì ghi nhận thƣờng xuyên các loài chim nƣớc, chim ăn thịt, kích thƣớc lớn nhƣ họ Ƣng, họ Diệc, họ Rẽ. Sự di chuyển thƣờng xuyên của các loài chim trên các sinh cảnh nên nhiều loài gặp ở sinh cảnh này vẫn có thể gặp tại sinh cảnh khác. Do đó việc xác định loài phân bố chính xác ở sinh cảnh nào chỉ có tính chất tƣơng đối.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Kết quả khảo sát ghi nhận khu hệ chim ở khu BTTN Sơn Trà có 108 loài chim thuộc 43 họ, 14 bộ. Bộ Sẻ là bộ đa dạng nhất cả thành phần loài (59 loài), giống (42 giống) và họ (24 họ), bộ Bồ câu có 8 loài, tiếp đến là bộ Ƣng, bộ Sả đều có 7 loài.

2. Ghi nhận bổ sung mới 44 loài chim cho khu BTTN Sơn Trà. Tuy nhiên cũng có 40 loài chim các tác giả công bố trƣớc đây, trong thời gian nghiên cứu đã không ghi nhận lại đƣợc.

3. Khu BTTN Sơn Trà có 82 loài định cƣ, 32 loài di cƣ và 12 loài vừa di cƣ vừa định cƣ. Đã xác định có 4 loài chim quý cần bảo tồn. Trong đó có 1 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 2007 (mức VU) và cũng có trong Danh lục Đỏ của IUCN, 2014 (mức VU); 3 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng (thuộc phụ lục IIB).

4. Trong các sinh cảnh nghiên cứu thì sinh cảnh rừng tự nhiên có 81 loài, chiếm 75%. Tiếp đến là sinh cảnh rừng thứ sinh 57 loài, chiếm 53%, sinh cảnh canh tác, khu dân cƣ có 32 loài, chiếm 29,6%, sinh cảnh trảng cỏ và cây bụi có 29 loài, chiếm 26,8% và ít nhất là sinh cảnh bãi cát, bãi đá ven biển với 25 loài, chiếm 23,1%.

Kiến nghị

1. Điều tra thêm về đặc điểm phân bố, số lƣợng và biến động số lƣợng các loài chim quí hiếm có giá trị bảo tồn trong khu vực. Tổ chức giám sát thành phần loài mật độ và phân bố của các loài quan trọng theo chu kì 1 năm hay 5 năm.

2. Xây dựng và thực hiện chƣơng trình giám sát đa dạng sinh học chim tại khu BTTN Sơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1]. Đinh Thị Phƣơng Anh (1997), Đề tài NCKH cấp thành phố: Điều tra khu hệ động thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý KBTTN Sơn Trà.Quyết định số 6758/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2008 của UBND thành phố Đà Nẵng.

[2]. Bibby. C., Jone M., Marsden S. (2003). Kỹ thuật điều tra thực địa khảo sát khu hệ chim, bản dịch tiếng Việt, Nxb Mũi Cà Mau.

[3]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam- Phần I. Động vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

[4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/06/2009 về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

[5]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013). Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm theo Thông tƣ số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013.

[6]. Chính phủ Việt Nam (2006). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

[7]. Chính phủ Việt Nam (2013). Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.

[8]. Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Phillipps (2009) Chim Việt Nam. Hà Nội: Chƣơng trình BirdLife quốc tế tại Việt Nam.13

[9]. Phan Thế Dũng (2005) Đánh giá công tác quản lý rừng đặc dụng KBTTN Sơn Trà- thực trạng và các giải pháp để phát triển bền vững KBTTN Sơn Trà Ban quản lý KBTTN Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.

[10]. Lê Mạnh Hùng (2012). Giới thiệu một số loài Chim Việt Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

[11]. Lê Vũ Khôi (2000). Danh lục các loài thú ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[12]. Võ Quý (1981). Sinh học những loài chim thường gặp ở Việt Nam phần II.

Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.19

[13]. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995). Danh mục chim Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (2011). Danh lục chim Việt Nam. Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

[15]. Dickinson, E.C. (editor), 2003. The Howard & Moore Complete Checklist of the Birds of the world, 3rd edition. Princeton University Press, Princeton, New Jersey

[16]. Eames, J. C., Le Trong Trai, Nguyen Cu and Eve, R. (1999b) New species of barwing Actinodura (Passeriformes: Sylviinae: Timalliini) from the western highlands of Vietnam. Ibis 141: 1-10.

[17]. Eames, J. and Ericson, P. G. P. (1996) The Bjorkegren expedition to French Indochina: a Collection of birds from Vietnam and Cambodia. Nat. Hist. Siam. Soc. 44: 75-111.25

[18]. James, Clements F. 2007. The Clements Checklist of Birds of the World,

Ithaca: Corrnell University Press.

[19]. Larry Ray Ulibarri (2013) “The conservation of Red-shanked douc in Son Tra Nature Reserve, Viet Nam

[20]. Robson, C. R., Eames, J. C., Wolstencroft , J. A., Nguyen Cu anh Truong Van La (1989) Recent records of birds from Vietnam. Forktail 5: 71-97. [21]. Robson 2011. A Field Guide to the Birds of South-East Asia. New Holland

Publishers.

[22]. Tordoff, A.W., ed. (2002). Directory of Important Bird Areas in Vietnam: key sites for conservation, Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources.

[23]. IUCN (2014) The IUCN Red List of Threatened Species, version 2013, source: http://www.iucnedlist.org/search

Phụ lục 1: Bảng thu số liệu chim

Ngày....tháng ... năm... Ngƣời khảo sát:... Tên tuyến khảo sát:...

STT Thời gian bắt đầu khảo sát Thời gian kết thúc khảo sát Đối tƣợng quan sát Tọa độ Độ dài tuyến Sinh cảnh Ghi chú Tên thông thƣờng Tên khoa học Điểm đầu Điểm cuối

Phụ lục 2: Hình ảnh một số loài chim đã chụp đƣợc trong thời gian nghiên cứu

Ảnh 1. Ƣng xám Ảnh 2. Diều hoa miến điện

Accipiter badius (Gmelin, 1788) Spilornis cheela (Latham, 1790) ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn

Ảnh 3. Bồng chanh tai xanh Ảnh 4. Hút mật họng đỏ

Acedo meninting (Horsfield, 1821) Aethopyga siparaja (Raffles, 1822) ảnh. Nguyễn Đăng Đệ ảnh. Bùi Văn Tuấn

Ảnh 5. Chim khách Ảnh 6. Cú vọ lung nâu Crypsirina temia (Daudin, 1800) Ninox scutulata (Raffles, 1822) ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn

Ảnh 7. Đớp ruồi xanh họng hung Ảnh 8. Chìa vôi núi Cyornis banyumas (Horsfield, 1821) Motacilla cinerea (Tunstall, 1771)

ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn

Ảnh 9. Chích chạch má vàng Ảnh 10. Chim xanh nam bộ

Macronous gularis (Horsfield, 1822) Chloropsis cochinchinensis (Gmelin, 1789)

ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn Ảnh 11. Chèo bẻo đuôi cờ Ảnh 12. Đớp ruồi xanh họng vàng Dicrurus paradiseus (Linnaeus, 1766) Cyornis tickelliae (Blyth, 1843)

ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn

Ảnh 13. Yểng quạ Ảnh 14. Gõ kiến xanh bụng vàng

Eurystomus orientalis (Linnaeus, 1766) Picus vittatus (Vieillot, 1818) ảnh. Vũ Hoàng ảnh. Nguyễn Hồng Kỳ

Ảnh 15. Sả đầu nâu Ảnh 16. Thầy chùa đầu xám Halcyon smyrnensis (Linnaeus, 1758) Megalaima faiostricta (Temminck, 1831) ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn

Ảnh 17. Trảu đầu nâu Ảnh 18. Hoét đá

Merops orientalis (Latham, 1802) Monticola solitarius (Linnaeus, 1758) ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn

Ảnh 19. Trảu ngực nâu Ảnh 20. Đớp ruồi nâu

Merops philippinus (Linnaeus, 1766) Muscicapa dauurica (Pallas, 1811) ảnh. Hƣơng Giang ảnh. Hƣơng Giang

Ảnh 21. Chìa vôi trắng Ảnh 22. Đớp ruồi siberi Motacilla alba (Linnaeus, 1758) Muscicapa sibirica (Gmelin, 1789)

ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn Ảnh 23. Bông lau họng vạch Ảnh 24. Hút mật họng tím

Pycnonotus finlaysoni (Strickland, 1844) Cinnyris jugularis (Linnaeus, 1766) ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Hồng Kỳ Thái

Ảnh 25. Cu xanh khoang cổ Ảnh 26. Đầu rìu

Treron bicinctus (Jerdon, 1840) Upupa epops (Linnaeus, 1758) ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Nguyễn Đăng Đệ

Ảnh 27. Choắt bụng trắng Ảnh 28. Choắt mỏ

Tringa ochropus (Linnaeus, 1758) Actitis hypoleucos (Linnaeus, 1758)

Ảnh 29. Cò trắng Ảnh 30. Cò ngàng nhỡ

Egretta garzetta (Linnaeus, 1766) Egretta intermediate (Wagler, 1827) ảnh. Bùi Văn Tuấn ảnh. Bùi Văn Tuấn

Phụ lục 3. Hình ảnh thực địa tại khu vực nghiên cứu

Ảnh 1. Quan sát chim trên sinh cảnh Ảnh 2. Chụp ảnh chim rừng thứ sinh

Ảnh 3. Khảo sát chim trên sinh cảnh Ảnh 4. Giăng lƣới mờ tại sinh cảnh bãi đá ven biển rừng tự nhiên

Phụ lục 4. 40 loài chim không ghi nhận lại đƣợc so với nghiên cứu 1997.

STT Tên khoa học Tên thông thƣờng và tên tiếng Anh

1 Polyplectron germaini (Ellior, 1866) Gà tiền mặt đỏ Germain’s Peacock-Pheasant 2 Arborophila chloropus (Blyth, 1859) Gà so ngực vàng

Green-Legged Hill Partridge

3 Turnix suscitator (Swinhoe, 1871) Cun cút lƣng nâu Areoturnix blakistoni 4 Charadrius leschenaultia (Lesson, 1826) Choi choi lớn

Greater Sand Plover

5 Stema albifrons (Pallas, 1764) Nhàn nhỏ Little Tern

6 Psittacula alexandri (Linnaeus, 1758) Vẹt ngực đỏ Red-breasted Parakeet

7 Otus bakkamoena (Hodgson, 1836)

Cú mèo khoang cổ Collared Scops Owl

8 Caprimulgus affinis (Horsfield, 1821) Cú muỗi savan Savanna Nightjar 9 Apus nipalensis (Hodgson, 1837) Yến cằm trắng House Swift 10 Nyctyornis athertoni (Jardine & Selby, 1830)

Trảu lớn Blue-bearded Bee-eater 11 Merops viridis (Linnaeus, 1758) Trảu họng xanh Blue-throated Bee-eater 12 Megalaima lineata (Vieillot, 1816)

Thầy chùa bụng nâu Lineated Barbet 13 Celeus brachyurus (Vieillot, 1818) Gõ kiến nâu Rufous Woodpecker 14 Chrysocolaptes lucidus (Scopoli, 1786) Gõ kiến vàng lớn

Greater Flame- backed Woodpecker

15 Aegithina lafresnayei (Hartlaub, 1844) Chim nghệ lớn Great Iora 16 Pachycephala grisola (Blyth, 1843) Bách thanh lƣng nâu Mangrove Whistler 17 Dicrurus annectans (Hodgson, 1836)

Chèo bẻo mỏ quạ Crow-billed Drongo 18 Urocissa erythrorhyncha (Boddaert, 1783) Giẻ cùi Red-billied Magpie 19 Cecropis daurica (Laxmann, 1769) Nhạn bụng xám Red-rumped Swallow

20 Prinia polychroa (Temmick, 1828)

Chiền chiện núi Brown Prinia 21 Prinia flaviventris (Delessert, 1840) Chiền chiện bụng vàng Yellow-bellied Prinia 22 Pycnonotus blanfordi (Jerdon, 1862)

Bông lau tai vằn Streak-eared Bulbul 23 Phylloscopus fuscatus (Blyth, 1842) Chim chích nâu Dusky Warbler 24 Phylloscopus proregulus (Pallas, 1811) Chích hông vàng Pallas’s Leaf Warbler 25 Phylloscopus borealis (Blasius, 1858) Chích phƣơng bắc Arctic Warbler 26 Malacopteron cinereum (Eyton, 1839)

Chuối tiêu đuôi ngắn Scaly-crowned Babbler

27 Pomatorhinus hypoleucos (Blyth, 1844)

Họa mi đất mỏ dài Large Scimitar Barbbler

28 Macronus kelleyi (Delacour, 1932)

Chích chạch má xám Grey-faced Tit- babbler

29 Garrulax leucolophus (Hardwicke, 1815) Khƣớu đầu trắng White-crested Laughing-thrush 30 Alcippe rufogularis (Mandelli, 1873) Lách tách họng hung Rufous-throaed Fulvetta 31 Sturnus nigricollis (Paykull, 1807) Sáo sậu Black-collared Starling 32 Sturnus malabaricus (Gmelin, 1789)

Sáo đá đuôi hung

Chestnut-cheeked Starling

33 Eumyias thalassinus (Swainson, 1838)

Đớp ruồi xanh xám Asian Verditer Flycatcher

34 Dicaeum chrysorrhcum (Temminck & Laugier, 1829)

Chim sâu bụng vạch Yellow-vented Flowerpeeker 35 Chalcoparia singalensis (Gmelin, 1789) Hút mật bụng hung Rubycheek/Ruby-cheeked Sunbird 36 Lonchura punctulata (Linnaeus, 1758) Di đá Scaly-breaster Munia 37 Lonchura Malacca (Linnaeus, 1766) Di đầu đen Black-headed Munia 38 Dicaeum concolor (Jerdon, 1840) Chim sâu vàng lục Plain Flowerpeeker 39 Motacilla flava (Linnaeus, 1758) Chìa vôi vàng Yellow Wagtail 40 Anthus cervinus (Pallas, 1811) Chim manh họng đỏ Red-throated Pipit

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần các loài chim ở khu BTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)