Giới thiệu về tập đoàn FPT:

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích chính sách cổ tức của công ty FPT (Trang 33)

Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, lô B2, Phố Duy Tân, Đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Nhà sáng lập: Trương Gia Bình Ngành nghề: Thông tin - Viễn thông

Thể loại: Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chuyển giao công nghệ tin học, đào tạo

Thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500).

Về lĩnh vực hoạt động:

FPT là tập đoàn đa ngành hoạt động trong rất nhiều lĩnh vưc, bao gồm:

o Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản

o Tích hợp hệ thống.

o Xuất khẩu phần mềm.

o Giải pháp phần mềm.

o Tư vấn dịch vụ ERP.

o Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin.

o Giáo dục đại học: Với 2 chuyên ngành chính là CNTT và Quản trị Kinh doanh. Ngoài ra Đại học FPT còn đào tạo nhiều chương trình ngắn hạn khác.

o Lắp ráp máy vi tính.

o Cung cấp dịch vụ viễn thông

o Lưu trữ trực tuyến Fshare

o Giải trí Play HD

o Phân phối điện thoại di động

o Bảo hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học

Về kinh doanh:

Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu. FPT đã có mặt tại 14 quốc gia trên thế giới, như: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore, Australia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanma, Lào, Campuchia, Việt Nam.

FPT có bề dày thành tích trong việc tạo dựng và triển khai các mô hình kinh doanh mới có quy mô lớn. Sau 24 năm hoạt động, hiện, FPT là công ty số 1 tại Việt Nam trong các lĩnh vực Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Dịch vụ CNTT, Phân phối và Sản xuất các sản phẩm CNTT, Bán lẻ sản phẩm CNTT...

Thị trường CNTT Việt Nam tăng trưởng 17% năm 2012 và tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm 16% giai đoạn từ 2011 – 2016. Dưới đây là các phân tích về một số ngành chủ chốt của FPT trong năm 2013:

Mảng hoạt động CNTT đóng góp bình quân 22% vào tổng doanh thu của FPT trong 4 năm liên tiếp vừa qua. Mảng hoạt động này bao gồm ba mảng kinh doanh chính là sản xuất phần mềm (FPT Soft), tích hợp hệ thống (FPT IS) và dịch vụ tin học. Phát triển phần mềm, bao gồm gia công phần mềm và phát triển phần mềm nội địa, liên tục tăng trưởng mạnh (trên 20%) trong các năm vừa qua và đóng góp khoảng 9% vào tổng doanh thu và 20% vào tổng lợi nhuận trước thuế của FPT. Trong đó, chủ yếu

là đóng góp của hoạt động gia công phần mềm (FPT Software), vốn đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh tại các thị trường Nhật Bản, Mỹ, APAC và EU.

Tích hợp hệ thống (FPT IS), hiện vẫn là đơn vị dẫn đầu cả nước trong mảng hoạt động này với sản phẩm nổi bật là core banking Smartbank, phần mềm tính cước, hệ thống quản lý dữ liệu và hệ thống ERP. Các khách hàng chính của Công ty bao gồm Chính Phủ, các ngân hàng trong nước và các tập đoàn – công ty lớn như Tập đoàn dầu khí Việt Nam, VMS Mobilephone, Vinamilk, Chợ Rẫy, Agribank... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến động kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh của mảng này không ổn định trong những năm gần đây. Tỷ trọng đóng góp của FPT IS vào tổng doanh thu và lợi nhuận cũng liên tục giảm, từ mức 16% trong năm 2009 còn khoảng 12% trong năm 2012 và tỷ trọng đóng góp trong 8T2013 là 9%.

Dịch vụ tin học có đóng góp khiêm tốn vào tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT, song tỷ trọng này đang có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2012 và 8T2013. Tám tháng đầu năm 2013, đóng góp vào tổng doanh thu của mảng này là 3% và đóng góp vào LNTT là 5%. Viễn thông (FPT Telecom) là mảng có đóng góp lớn thứ ba vào tổng doanh thu của FPT (16%), song lại là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất, khoảng trên dưới 40% tổng lợi nhuận trước thuế. FPT Telecom hoạt động trên hai mảng chính là Dịch vụ viễn thông (dịch vụ internet băng thông rộng và kênh thuê riêng) và Nội dung số (trò chơi trực tuyến, truyền hình Internet và quảng cáo trực tuyến) với các trang tin tức và giải trí như VNExpress, ngoisao.net, sohoa, iOne, sendo.vn... Trong giai đoạn 2009 – 2012, FPT Telecom là công ty có tăng trưởng mạnh nhất trong Tập đoàn.

Giáo dục là mảng có đóng góp khiêm tốn vào doanh thu và lợi nhuận của FPT, lần lượt khoảng 2% và 6%. Tuy vậy, đây là đơn vị sẽ cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho FPT nên có vai trò quan trọng trong sự phát triển của FPT trong tương lai. Hiện tại, Công ty giáo dục FPT có các hệ đào tạo là Đại học FPT đào tạo chuyên ngành CNTT, quản trị kinh doanh và các nhóm ngành khác có liên quan, Viện Đào tạo quốc tế FPT gồm bốn trung tâm đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện và sáu trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế, và Hệ cao đẳng thực hành FPT với bốn chuyên ngành là Quản trị cơ sở dữ liệu, Thiết kế web, Ứng dụng phần mềm và Kế toán. Đến cuối năm

2012, FPT có 15.000 sinh viên, trong đó hệ Cao đẳng nghề có tăng trưởng mạnh nhất về số lượng sinh viên (+48%).

Thương mại và bán lẻ của FPT giữ vị thế lớn nhất trong ngành phân phối và bán lẻ sản phẩm

Về nhân sự

FPT hiện có hơn 12.300 nhân viên trên toàn quốc. Các vị trí chủ chốt của tập đoàn gồm:

- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT: Ông Trương Gia Bình - Tổng giám đốc tập đoàn FPT: Ông Bùi Quang Ngọc - Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT: Bà Chu Thanh Hà

- Giám đốc chiến lược Tập đoàn FPT: Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa

Về cơ cấu tổ chức: 9 Công ty thành viên:

1. Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System) 2. Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group)

3. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) 4. Công ty TNHH Viễn thông quốc tế FPT (FTI)

5. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giáo dục FPT (FPT Education) 6. Công ty Cổ phần kỹ thuật số FPT (FPT retail)

7. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư FPT (FPT Invest) 8. Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) 9. Công ty Cổ phần phần mềm FPT (Fsoft)

3 Công ty liên kết:

1. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities) 2. Công ty Cổ phần Đô Thị FPT Đà Nẵng (FPT City JSC) 3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Một phần của tài liệu Đề tài phân tích chính sách cổ tức của công ty FPT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w