Hậu cổ phần hóa:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CỔ PHẦN HÓA (Trang 28)

5.1. Việc quản trị điều hành các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa:

Rất nhiều các doanh nghiệp sau khi được cổ phần hóa vẫn tiếp tục duy trì bộ máy lãnh đạo cũ. Đa phần những người này không có tư duy thay đổi hay không muốn thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp theo hình thức công ty cổ phần mà mọi quyết định quan trọng đều thuộc về lá phiếu của các cổ đông. Những người lãnh đạo cũ này vẫn muốn điều hành doanh nghiệp theo hình thức tập quyền như trước đây, đó là quyền quyết định mọi việc quan trọng của doanh nghiệp chỉ do một cá nhân hay một nhóm nhỏ có quyền lực trong doanh nghiệp quyết định, người lao động hay cổ đông hầu như đứng ngoài mọi quyết định quan trọng này.

Bảng thể hiện sự thay đổi về các vị trí quản lý quan trọng trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa

Vị trí quản lý quan trọng Không thay đổi Người đang giữ chức vụ đến tuổi về hưu Tự nguyện thôi giữ chức vụ Thay đổi bắt buộc Tổng số

Chủ tịch HĐQT 84,76 3,66 4,88 6,71 100% Giám đốc 83,42 4,81 4,81 6,95 100% Phó giám đốc 76,70 7,39 7,39 8,52 100% Kế toán trưởng 79,57 3,76 9,68 6,99 100%

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận có những doanh nghiệp nhà nước sau khi được cổ phần hóa đã có được sự chuyển biến rất đáng khích lệ, đời sống của người lao động được cải thiện và hiệu quả sử dụng vốn ngày một hiệu quả hơn. Có được những thành tựu này cũng là nhờ vào sự thay đổi phương cách quản trị điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp hay sự thay đổi bộ máy quản lý doanh nghiệp sau khi đuợc cổ phần hóa, bộ máy quản lý cũ đã được thay thế bởi một bộ máy quản lý mới hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn.

5.2. Vai trò của cổ đông:

Cổ đông của doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa thực sự chủ động tham gia vào quá trình điều hành doanh nghiệp thông qua những buổi họp đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông riêng lẻ chưa biết cách tập hợp phiếu thành một lá phiếu quyết định đến sự thay đổi cần thiết cho doanh nghiệp trong những buổi họp đại hội cổ đông hay yêu cầu họp đại hội cổ đông bất thường khi cần thiết. Thông thường trong các buổi họp đại hội đồng cổ đông, các cổ đông thường ủy quyến cho hội đồng quản trị thực hiện những quyết định quan trọng liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp thông qua gợi ý từ ban điều hành buổi họp. Cổ đông chưa thực sự thực hiện quyến làm chủ của mình đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên ở một số ít các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã thực sự được điều hành bởi các cổ đông mới. Những cổ đông mới này sử dụng nhiều chiêu thức để có thể mua gom cổ phiếu của doanh nghiệp với tỷ lệ chi phối để rồi sau đó chiếm quyền điều hành từ ban lãnh đạo cũ của doanh nghiệp. Kết quả của sự việc này có thể là tốt, xấu tùy thuộc vào góc độ chúng ta nhìn nhận đối với từng trường hợp cụ thể.

Thông thường sau khi được cổ phần hóa, các tài sản trước đó của doanh nghiệp sẽ được chuyển quyền sở hữu từ pháp nhân cũ sang pháp nhân mới được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trên thực tế thì quá trình này diễn ra rất chậm chạp, nhất là những tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất. Mất một thời gian rất dài, phải tính bằng năm, thì doanh nghiệp mới được hoàn thiện được những thủ tục đăng ký quyền tài sản này. Thêm vào đó, sau khi chuyển thành công ty cổ phần, các công ty đều bị cắt những kênh tiếp cận vốn từ những đơn vị chủ quản trước đây, còn đối với ngân hàng thì lại đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Vì vậy, giai đoạn sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Mặc dù có tài sản nhưng không thể thế chấp cho ngân hàng để vay vốn do các tài sản này chưa hoàn chỉnh về mặt thủ tục pháp lý.

Doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa được thành lập lại theo Luật doanh nghiệp, tuy nhiên, Luật doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn còn có hiệu lực và quy định rằng doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà trong đó nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Vậy nên, đối với những doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa với tỷ lệ dưới 50% vốn chủ sở hữu thì đã gặp rất nhiều lúng túng trong việc áp dụng những quy định của luật nào trong việc điều hành doanh nghiệp hàng ngày. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nhìn nhận lại vấn đế này và phân định một các rạch ròi trong việc áp dụng những văn bản pháp luật khác nhau vào những doanh nghiệp này.

PHẦN III: GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị sản xuất TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CỔ PHẦN HÓA (Trang 28)