Cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép 1 Khái niệm và phân loạ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG V: BÊ TÔNG (Trang 35 - 36)

L ưu ý khi sử dụng phụ gia

5.8.Cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép 1 Khái niệm và phân loạ

5.8.1. Khái niệm và phân loại

Khái nim

Bê tông cốt thép (BTCT) là loại vật liệu xây dựng mà bê tông và cốt thép cùng làm việc trong một thể đồng nhất. Bê tông là loại vật liệu giòn cường độ

chịu kéo chỉ bằng

10 1 15

1 − cường độ chịu nén, còn thép là vật liệu dẻo chịu kéo tốt. Do đó khi dùng thép để cùng làm việc với bê tông ở vùng chịu kéo của kết cấu chịu uốn là rất thích hợp. Nhờ có lớp bê tông bảo vệ bên ngoài nên hạn chế được hiện tượng ăn mòn cốt thép, bê tông có khả năng liên kết rất tốt với thép nên có thể xem như kết cấu đồng nhất về mặt chịu lực. Mặt khác, thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau nên đảm bảo được tính toàn khối của BTCT.

Các cấu kiện bê tông và BTCT được sản xuất trong nhà máy bê tông hoặc bãi cấu kiện. Để sản xuất hàng loạt, các cấu kiện được định hình hóa và tiêu chuẩn hóa ngay từ khâu thiết kế. Cấu kiện cũng được hoàn thiện đến mức độ cao trước khi xuất xưởng.

So với bê tông đổ tại chỗ thì cấu kiện BTCT có những ưu điểm sau: -Dễ cơ giới hóa

-Nâng cao chất lượng của bê tông do khống chế được khâu lựa chọn và xử

lý nguyên vật liệu và dễ kiểm tra quá trình công nghệ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

-Tiết kiệm nguyên vật liệu làm ván khuôn.

-Cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất lao động.

Bên cạnh những ưu điểm trên, cấu kiện BTCT cũng có nhược điểm như chi phí vận chuyển tăng lên, khi thi công cần kiểm tra chặt chẽ các mối ghép đểđảm bảo chất lượng của công trình.

Phân loi

Tùy theo cách đặt cốt thép người ta chia cấu kiện BTCT thành 2 loại: cấu kiện BTCT thông thường và cấu kiện BTCT ứng suất trước. Trong cấu kiện BTCT thông thường hay xảy ra hiện tượng nứt trong bê tông tại vùng chịu kéo vì độ giãn dài của bê tông rất nhỏ

(1- 2 mm/m), còn độ giãn dài của thép lớn gấp 5-7 lần so với bê tông. Để tránh nứt người ta có thể nén trước bê tông ở

vùng chịu kéo bằng cách kéo căng cốt thép trước khi đổ bê tông hoặc sau khi

đổ bê tông.

Hình 5-12: Các cấu kiện BTCT dùng cho nhà dân dụng: a. Tấm sàn; b. Cầu thang; c. Khối móng

Hình 5-13:Dàn BTCT dùng cho nhà công nghiệp.

Việc tạo ứng suất trước trong cấu kiện BTCT không những ngăn ngừa vết nứt trong vùng kéo mà còn có tác dụng giảm lượng dùng thép, hạ thấp trọng lượng của cấu kiện, nâng cao tính bền vững của công trình.

Tùy theo mục đích sử dụng các cấu kiện được chia thành nhiều nhóm như: Hình 5-14:Các loại ống BTCT: a. Loại miệng phễu; b. Loại bằng đầu; c. Loại giật khấc - Cấu kiện dùng cho nhà dân dụng: tấm sàn, cầu thang, khối móng (hình 5-12). - Cấu kiện dùng cho nhà công nghiệp: cột, dầm, dàn vì kèo (hình 5- 13).

- Cấu kiện dùng cho xây dựng đường: tấm lát đường, cột điện, tà vẹt.

- Cấu kiện dùng cho công trình thủy công: ống, máng dẫn nước (hình 5-14).

Một phần của tài liệu CHƯƠNG V: BÊ TÔNG (Trang 35 - 36)