Thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực tài chín h:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI HẠ LONG QUẢNG NINH (Trang 25 - 29)

Từ khi được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới đến nay, Chính phủ và Chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có những mối quan tâm đặc biệt, huy động nhiều

nguồn lực tài chính để quản lý, giữ gìn và khai thác các giá trị của Vịnh Hạ Long. Các nguồn lực tài chính được khai thác có thể chia thành các nguồn chính sau :

* Nguồn từ ngân sách Nhà nước ( NSNN ).

Các khoản thu và khoản chi từ NSNN trực tiếp cho công tác bảo tồn, khai thác Vịnh được thực hiện chủ yếu thông qua Ban quản lý Vịnh Hạ Long .

+ Các khoản thu gồm :

- Phí tham quan Vịnh Hạ Long, BQLVHL nộp vào NSNN và quản lý theo các quy định về quản lý phí, lệ phí. Mức thu phí tham quan do UBNN Tỉnh quy định, theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và phù hợp với điều kiện thực tế của công tác tổ chức tham quan ở địa phương. Cùng với số khách đến Du lịch ở Hạ Long tăng lên, số thu NSNN từ phí thăm Vịnh cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 1996 là 500 triệu đồng; năm 1997 là 1,5 tỷ đồng; đến năm 2001 đã lên tới 22,5 tỷ đồng.

Do điều kiện đặc thù của công tác bảo tồn Vịnh Hạ Long, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tỉnh được quản lý và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho việc bảo tồn tôn tạo Di sản Vịnh Hạ Long không tính vào cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm của Tỉnh .

- Các khoản thu về phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế bảo vệ cảnh quan, môi trường, xâm hại đến Di sản thế giới theo các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản do Ban quản lý Vịnh phối hợp với các ngành chức năng thực hiện. Ngoài ra, còn có các khoản thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động ở khu vực Hạ Long nộp .

+ Các khoản chi bao gồm :

- Chi thường xuyên cho công tác quản lý Vịnh: đây là những khoản chi do BQLVHL thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý và mua sắm các phương tiện làm việc của Ban quản lý và tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo về Vịnh. Do yêu cầu của công tác quản lý nên các khoản chi này cũng tăng qua các năm ( năm 1996 là 400 triệu đồng; năm 1997 là 1,22 tỷ đồng; đến năm 2001 tăng lên là 4 tỷ đồng ).

- Chi đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo Vịnh Hạ Long :

Đi đôi với các chương trình về quản lý vịnh Hạ Long, công tác tu bổ, tôn tạo nhằm khai thác các lợi thế, tiềm năng Du lịch tạo ra các điểm tham quan hấp dẫn trên Vịnh cũng được chú trọng. Tình hình chi cho các công trình đầu tư, tu bổ, tôn tạo và xây dựng mới phục vụ cho khách Du lịch thăm quan Vịnh chỉ tính riêng từ năm 1998 đến năm 2001 đã là 39,175 tỷ đồng. Trong đó có tới 71,2% số chi này ( 27,875 tỷ đồng ) được lấy từ nguồn thu phí tham quan Vịnh. Phần còn lại do ngân

sách Tỉnh và NSNN tài trợ. Trong đó có một số khoản chi lớn như : chi cho dự án nghỉ đêm trên Vịnh 7,3 tỷ đồng; chi tu bổ động Thiên Cung 4,5 tỷ đồng; chi bảo tồn tôn, tạo hang Sửng Sốt 4,25 tỷ đồng và chi đội tàu phục vụ 5,6 tỷ đồng .

Các dự án trên được triển khai thực hiện cùng với việc hoàn thành cải tạo nâng cấp quốc lộ 18A nối Hà Nội với Hạ Long, đường Hạ Long – Móng Cái, bãi biển Bãi Cháy được cải tạo, hệ thống khách sạn nhà hàng được đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh Du lịch được chấn chỉnh cùng với việc tăng cường quảng cáo, tiếp thị, khai thác các thị trường Du lịch trong và ngoài nước .

Chi cho công tác nghiên cứu khoa học, lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản cũng được quan tâm. Ban quản lý Vịnh cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ khoa học nghiên cứu đánh giá tác động môi trường nước Vịnh Hạ Long, phối hợp với Viện khảo cổ nghiên cứu các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá Hạ Long .

* Huy động và sử dụng các nguồn lực bằng hiện vật :

Nguồn lực tài chính dưới dạng hiện vật có thể huy động và sử dụng để phục vụ cho khai thác, phát huy giá trị Vịnh chủ yếu là nguồn đất đai nằm ở địa phận TP.Hạ Long. Bằng phương thức dùng quỹ đất của Nhà nước để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, trong một thời gian ngắn đã tạo được một nguồn vốn hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật, làm thay đổi diện mạo, bộ mặt của thành phố, tạo ra các khu dân cư, khu đô thị, khu Du lịch mới, hiện đại, góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường Vịnh và phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh .

* Huy động và sử dụng nguồn tài chính từ các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân :

Với phương châm “ xã hội hoá Du lịch ” tỉnh Quảng Ninh đã tạo những điều kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia phục vụ khách như cấp đất xây dựng, cấp phép kinh doanh. Bằng quỹ đất Nhà nước trả cho các chủ đầu tư đã thu hút được hàng trăm tỷ đồng từ các nhà đầu tư để xây dựng các khu vui chơi giải trí, các khách sạn nhà hàng hiện đại. Trong 2 năm 2000 và 2001 các tổ chức này đã đầu tư cho vận chuyển Du lịch, dịch vụ và

khách sản ở Hạ Long là 434,879 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là đầu tư vào khách sạn :270,591 tỷ đồng ( chiếm 62,2%).

* Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính ngoài nước :

Các nguồn lực tài chính ngoài nước dành cho công tác bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị Di sản bao gồm hai loại : Vốn viện trợ quốc tế cho các hoạt động nghiên cứu bảo tồn, nâng cao năng lực quản lý Di sản và Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Du lịch dịch vụ .

Từ năm 1997 đến năm 2001 đã có 7 dự án lớn được tài trợ từ nguồn vốn của UNESCO, UNDP, JICA, và Đại sứ quán Hà Lan với số tiền lên tới 3,721 triệu USD ( tương đương 60 tỷ đồng ).

Các dự án FDI và Hạ Long chủ yếu đầu tư cho việc khai thác thế mạnh Du lịch của Vịnh. Từ năm 1993 đến năm 2000 đã có hàng chục dự án được thực hiện ở Hạ Long với tổng số vốn đầu tư trên 162.257 USD ( tương đương 2,19 tỷ đồng ). Các dự án đầu tư này đã phát huy tác dụng tích cực, tạo ra sự đa dạng và sinh động cho khu Du lịch Hạ Long với những khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế như khách sạn Plaza, khách sạn Heritage Hạ Long ...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI HẠ LONG QUẢNG NINH (Trang 25 - 29)