CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG TƯƠNG LA

Một phần của tài liệu Tiểu luận "Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp áp dụng tại Việt Nam" (Trang 32 - 35)

- Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp được ước tính bằng cách ước tính giá trị của các tài sản so sánh Các tài sản so sánh này được

CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG TƯƠNG LA

TƯƠNG LAI

1/ Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản mới thể hiện được giá sàn của doanh nghiệp, tuy có đảm bảo việc không thất thoát vốn của Nhà nước nhưng chưa thể hiện được giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trong khi đó, áp dụng phương pháp DCF sẽ giải quyết được hầu hết các vướng mắc trong việc xác định lợi thế thương mại và tiềm năng giá trần của doanh

nghiệp. Còn phương pháp tài sản xác định giá trị hiên tại đang có của doanh nghiệp.Ngoài ra còn có một số phương pháp khác.Như vậy, nên chăng:

- Áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để thể hiện được một khoảng dao động về giá trần – giá sàn của doanh nghiệp, giúp cho các nhà đầu tư có một cách nhìn khách quan hơn trước khi quyết định đầu tư. Trong khoảng giá trần – giá sàn, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể chỉ ra một giá hợp lý nhất, phản ánh giá trị chính xác của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của nhà đầu tư.

Theo Phương pháp định giá Kết quả Equity

Theo Phương pháp so sánh PE 10,278 13,773 Theo Phương pháp so sánh PB 23,205 31,095 Theo Phương pháp PEG

20,690

27,725 Theo Phương pháp dòng tiền chiết khấu

22,999

30,818 Theo Phương pháp giá trị vượt trội

16,416 21,997 Bình quân 18, 718 25,0 82

Như trên ta đã thấy cùng định giá cho Vietinbank nhưng 2 phương pháp PE và DCF cho kết quả rất khác nhau . Để khắc phục ta có thể sử dụng thêm một số phương pháp như thực tế định giá Vietinbank đã dùng để xác định giá trị doanh nghiệp.

– Cùng với việc áp dụng đồng các phương pháp trên, nên kết hợp với phương pháp đấu giá công khai qua các công ty chứng khoán và sở giao dịch. Điều này sẽ mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo tính

minh bạch và khuyến khích các nhà đầu tư, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa

2/ Để tạo thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp DCF và so sánh thị trường( chủ yếu là phương pháp xác định chỉ số P/E ) cần tiến hành những công việc sau:

– Thiết lập hệ thống báo cáo bắt buộc và lưu trữ cơ sở dữ liệu về báo cáo và phương pháp định giá áp dụng cho công ty đã định giá. Cơ sở dữ liệu này sẽ là tài liệu vô giá trong việc tổng hợp và phân tích để đưa ra các tỷ lệ chiết khấu, giả thiết và giả định của phương pháp DCF và PE, giải quyết được những khó khăn hiện thời trong việc áp dụng 2 phương pháp này như đã nêu ở phần trên.

– Tạo cơ chế để có được những báo cáo xác định giá trị hoàn hảo theo phương pháp DCF như tăng phí định giá cho các công ty áp dụng phương pháp DCF. Việc này tốn nhiều công sức hơn nhưng đổi lại sẽ giúp cho công ty huy động được nhiều vốn hơn do thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Đặc biệt trong thời gian tới có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán khi tỷ lệ khống chế 30% được dỡ bỏ.

3/ Hiện nay có ba phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đã được công nhận rộng rãi trên thế giới, mỗi phương pháp được áp dụng cho mỗi loại đối tượng doanh nghiệp với mục đích đảm bảo sự hợp lý, công bằng, chính xác cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế, đó là: Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp thị trường; Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp vốn hoá thu nhập (gồm hai phương pháp thu nhập phổ biến là Vốn hoá thu nhập và Phân tích dòng tiền chiết khấu); Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản.

Nghị định 187/CP đã có quy định hai phương pháp, trong thời gian tới, khi mà các loại thị trường đầu vào của sản xuất, thị trường tài chính của ta phát triển, Nghị định nên bổ sung thêm phương pháp thị trường. Trong thẩm định giá, phương pháp so sánh thị trường là một phương pháp rất hữu ích, cho độ chính xác cao và rất linh hoạt.

4/ Trong phương pháp so sánh giá thị trường, tài sản tương đương dùng để so sánh xác định lại nguyên giá không nhất thiết phải cùng nước sản xuất như quy định trong Thông tư 126. Nhà thẩm định giá có thể sử dụng các nguồn thông tin rất sẵn có trên thị trường (có thể khác về nước sản xuất, khác về công suất,…) để xác định giá trị của tài sản mục tiêu. Vấn đề ở đây là nhà

thẩm định giá bằng kiến thức và kinh nghiệm công tác chuyên môn của mình phải xác định được hệ số điều chỉnh thích hợp đối với các tài sản có xuất xứ khác nhau.

Cũng cần bổ sung thêm nội dung xác định giá trị còn lại của tài sản trong trường hợp nguyên giá không xác định được theo giá thị trường, thì xác định theo mặt bằng giá tài sản cũ tương đương trên thị trường, giảm thiểu việc tính theo nguyên giá trên sổ kế toán.

Có nhiều trường hợp, doanh nghiệp có những tài sản cố định vô hình đã hết khấu hao và thu hồi đủ vốn, nhưng trong thực tế vẫn tiếp tục sử dụng có hiệu quả, vẫn mang lại thu nhập trong tương lai cho doanh nghiệp, cần thiết phải xác định lại giá trị thực tế của tài sản vô hình tại thời điểm xác định lại giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

5/ Nâng cao năng lực và chất lượng của người làm công tác định giá doanh nghiệp và những nhà quản lý. Hiện nay, các cán bộ làm công tác định giá doanh nghiệp của ta phần lớn chưa được qua các lớp đào tạo chuyên sâu, các cơ quan quản lý Nhà nước và ở các tổ chức tư vấn về định giá. Về giảng viên nên mời các chuyên gia nước ngoài giúp tham gia giảng dạy.

6/ Xây dựng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam làm chuẩn mực chung để căn cứ vào đó các tổ chức làm nhiệm vụ thẩm định giá doanh nghiệp có cơ sở thực hiện, và các cơ quan quản lý Nhà nước có một thước đo chung trong công tác định giá một doanh nghiệp.

7/ Công khai các báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi tổ chức đấu giá để tất cả các nhà đầu tư tiềm năng trong xã hội có thể tham gia, tránh tình trạng thông thầu, ép giá, hoặc cổ phiếu chỉ tập trung và một số ít nhà đầu tư lớn, còn dân chúng khó tham gia. 8/ Thời gian quy định cho việc xác định giá trị doanh nghiệp nên thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Thời gian tối đa không quá 30 ngày đối với doanh nghiệp và 60 ngày đối với toàn Tổng Công ty chỉ nên có tính chất hướng dẫn chứ không nên có tính chất cưỡng chế, đặc biệt đối với trường hợp doanh nghiệp định giá theo phương pháp DCF.

9/ Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật các chính sách về sở hữu trí tuệ vì hiện nay tại Việt Nam chưa có quy định nào về cách xác định giá trị thương hiệu doanh nghiệp.

10/ Thành lập cơ quan đứng ra nghiên cứu phát triển tài sản sở hữu trí tuệ.

11/ Có biện pháp phát triển thị trường chứng khoán ổn định lành mạnh để các chỉ số chỉ tiêu phản ánh đúng thực tế góp phần cho việc xác định giá giá trị doanh nghiệp theo DCF và PE.

Một phần của tài liệu Tiểu luận "Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp áp dụng tại Việt Nam" (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w