TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 83)

- Trường hợp ngân hàng lựa chọn phương pháp thanh lý: Nếu ngân hàng thấy rõ là việc tổ

2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc NHNN Việt Nam). Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill

Payment…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động

2.1.2. Một số nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn từ 2008-2012

2.1.2.1. Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng ngân hàng và quy mô tài sản

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra ngay trong năm Vietcombank tiến hành cổ phần hóa (2008). Kinh tế trong nước không nằm ngoài đà suy giảm chung của kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP chậm lại, sản xuất - kinh doanh đình trệ, lạm phát diễn biến phức tạp, có năm lên tới gần 20%. Khó khăn chung của nền kinh tế khiến hoạt động ngân hàng đối mặt với nhiều thách thức, nổi bật là tình trạng gia tăng nợ xấu và suy giảm hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, Viecombank đã tích cực phát huy thế mạnh sẵn có, linh hoạt, nhạy bén, đổi mới, chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh, vượt qua thách thức.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178

điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.700 ngân hàng đại lý tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một bước đi khá tốt nhằm chiếm lĩnh thị phần. Nguyên nhân phát triển mạnh hệ thống mạng lưới chi nhánh trong thời gian qua là do quy mô vốn của Vietcombank này càng tăng lên.

Biểu 2.1: Quy mô vốn động của Vietcombank

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2008,2009,2010,2011,2012.

Năm 2008, tổng tài sản của Vietcombank đạt 255.496 tỷ đồng tăng 33.406 tỷ đồng so với năm 2008 tương đương với mức tăng 15%. Con số này tiếp tục tăng lên mức 307.621 tỷ đồng vào năm 2010; 366.722 tỷ đồng vào năm 2011 và tăng 414.475 tỷ đồng vào năm 2012 tương ứng với mức tăng 19% và 13%. Chỉ trong vòng 4 năm, tổng tài sản của Vietcombank đã tăng 192.385 tỷ đồng ứng với 86%.

Tại ngày 31/12/2008, Vietcombank có vốn điều lệ ở mức 12,1 nghìn tỷ đồng thì tại thời điểm 31/12/2012, con số này đã tăng lên gần gấp đôi với 23,1 tỷ đồng tương ứng tăng 91,5%.

Tương tự, lợi nhuận trước thuế tăng từ 3.590 tỷ đồng năm 2008 lên 5.764 tỷ đồng năm 2012, tương đương với tốc độ tăng bình quân 13%/năm. Nhìn vào

biểu đồ ta thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng vọt từ mức 2.728 tỷ đồng lên 3.945 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh năm 2010 tăng trưởng 7,5% nhưng năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 có tốc độ tăng trưởng âm lần lượt là 0,4% và 8,9%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này xuất phát từ việc tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROAE) có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến nay và ở mức thấp so với các ngân hàng đang niêm yết trên sàn. Mặt khác, do tài sản thanh khoản chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của Vietcombank đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank khiến cho các tỷ lệ sinh lời của Vietcombank thấp hơn so với các ngân hàng trong cùng ngành.

Biểu 2.2: Kết quả kinh doanh của Vietcombank

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2008,2009,2010,2011,2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 83)