0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Các loại thép, gang theo giản đồ pha Fe C

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3:GIÁO TRÌNH KHOA HỌC VẬT LIỆU (Trang 29 -31 )

C điểm E, tức tối đa tính bình quân cứ ba ữ bốn ô cơ sở mới có thể cho phép một

b. Các loại thép, gang theo giản đồ pha Fe C

Căn cứ vào tổ chức khác nhau trên giản đồ pha ta có ba loại thép và ba loại

gang khác nhau.

Thép tương ứng với giản đồ pha Fe - C là loại hợp kim ngoài Fe với C < 2,14% ra chỉ chứa lượng không đáng kể các nguyên tố khác (xem mục 5.1.1a), được gọi là thép cacbon hay thép thường, gồm ba loại nhỏ sau đây.

- Thép trước cùng tích với lượng cacbon biến đổi từ 0,10 đến 0,70%, tức ứng với bên trái điểm S có tổ chức ferit (sáng) + peclit (tối) mà các tổ chức tế vi được trình bày ở hình 3.22. Phần lớn thép thường dùng nằm trong loại nhỏ này song tập trung hơn cả vào loại 0,20%C rồi tiếp đến 0,30 0,40%C. Theo tính toán từ quy tắc đòn bảy, khi lượng cacbon tăng lên thì trên tổ chức tế vi tỷ lệ phần peclit (màu tối) cũng tăng lên, còn phần ferit (màu sáng) giảm đi. Nếu không chứa cacbon (hay quá ít, 0,02 ữ 0,05%) có thể coi là sắt nguyên chất với tổ chức hầu như ferit (hình 3.19a) tức chỉ có các hạt sáng. Với 0,10%C (hình 3.22a) phần tối (peclit tấm) chiếm khoảng 1/8, với 0,40%C (hình 3.22b) là 1/2 và với 0,60%C (hình 3.22c) là 3/4, cuối cùng là 0,80%C (hình 2.20a) thì toàn bộ là màu tối (peclit

109

tấm). Vậy đối với loại thép này lượng cacbon của nó được tính bằng tỷ lệ phần tối

nhân với 0,80%.

- Thép cùng tích với thành phần 0,80%C (có thể xê dịch một chút) tức ứng với điểm S có tổ chức chỉ gồm peclit.

Hình 3.22.Tổ chức tế vi của các thép trước cùng tích (x500): a. 0,10%C,

b. 0,40%C, c. 0,60%C. c. 0,60%C.

- Thép sau cùng tích với thành phần ≥ 0,90%C (thường chỉ tới 1,50%, cá biệt có thể tới 2.0 ữ 2,2%) tức ở bên phải điểm S có tổ chức peclit + xêmentit thứ hai thường ở dạng lưới sáng bao bọc lấy peclit tấm như ở hình 3.23.

Gang tương ứng với giản đồ pha Fe - C (Fe - Fe3C) là gang trắng, rất ít được sử dụng do quá cứng, giòn, không thể gia công cắt được. Theo sự khác nhau về tổ chức ta gặp ba loại gang trắng sau.

- Gang trắng trước cùng tinh với thành phần cacbon ít hơn 4,3% ở bên trái điểm C, có tổ chức peclit + xêmentit thứ hai + lêđêburit (hình 3.24a).

- Gang trắng cùng tinh có 4,3%C ứng đúng điểm C hay lân cận, với tổ chức chỉ là lêđêburit (hình 3.21).

- Gang trắng sau cùng tinh với thành phần > 4,3%C ở bên phải điểm C, có tổ chức lêđêburit + xêmentit thứ nhất (hình 3.24b). Hình 3.23.Tổ chức tế vi của thép sau cùng tích (1,20%C) (x500). Hình 3.24.Tổ chức tế vi của gang trắng (x500): trước cùng tinh (a) và sau cùng tinh (b)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3:GIÁO TRÌNH KHOA HỌC VẬT LIỆU (Trang 29 -31 )

×