Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 28 - 33)

a) Thực hiện các thủ tục kiểm soát đối với chi phí sản xuất chung

2.3.Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất

Đây là giai đoạn cuối cùng quan trọng nhất trong cuộc kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là kiểm toán viên đưa ra ý kiến tổng quát của mình về toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị có trình bày trung thực, hợp lý hay không xét trên các

khía cạnh trọng yếu. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần thực hiện các bước công việc sau:

Bước 1: Xem xét các sự kiện sau ngày lập Báo cáo tài chính

Phần lớn các công việc quan trọng của một cuộc kiểm toán được thực hiện sau ngày kết thúc niên độ, do vậy trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến việc đánh giá hoặc công khai báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên phải có trách nhiệm xem xét các sự kiện này.

Có hai loại sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính cần sự xem xét của ban quản trị và sự xem xét của kiểm toán viên, đó là:

Những sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính và cần điều chỉnh.

Những sự kiện này cung cấp thêm thông tin cho Ban quản trị khi xác định cách đnáh giá các số dư tài khoản vào ngày lập Bảng cân đối kế toán và cho các kiểm toán viên khi tiến hành kiểm tra số dư.

Những sự kiện này bao gồm:Tuyên bố phá sản do tình trạng tài chính xấu của một khách hàng có số dư khoản phải thu lớn chưa thanh toán, giải quyết một vụ kiện với một món tiền khác với món tiền ghi sổ, một số séc được ghi nhận là tồn quỹ vào cuối niên độ nhưng thực tế không còn khả năng thanh toán, bán các khoản đầu tư với giá thấp hợp giá vốn ghi sổ, chuyển nhượng một thiết bị không sử dụng với giá thấp hơn giá ghi sổ….Kiểm toán viên cần phải thận trọng để phân biệt giữa các sự kiện đã có vào ngày lập bảng cân đối kế toán và các sự kiện mới phát sinh sau ngày cuối năm.

Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần công khai. Các sự kiện này thường bao gồm: Sự phát hành trái phiếu hoặc các chứng khoán vốn, sự sụt giảm thị trường chứng khoán làm giảm các khoản đầu tư, khách hàng có số dư khoản phải thu lớn bị phá sản do gặp thiên tai, hoả hoạn, một số séc được ghi nhận tồn quỹ vào cuối niên độ nhưng thực tế đã bị mất sau ngày kết thúc niên độ….

Các thủ tục kiểm toán của việc xem xét các sự kiện trên được chia làm 2 nhóm: Nhóm các thủ tục thường được kết hợp với nhau thành một phần của quá trình kiểm tra các số dư tài khoản cuối năm. Nhóm này bao gồm các khảo sát giới hạn và các khảo sát đánh giá được thực hiện như một phần của khảo sát chi tiết số dư.

Nhóm các thủ tục thực hiện đặc biệt nhằm mục đích phát hiện các sự kiện hoặc quá trình phải được thừa nhận trong kỳ kiểm toán. Nhóm này thường gồm các khảo sát như: Thẩm vấn Ban quản trị, liên lạc với luật sư, xem xét lại các báo coá nội bộ được lập sau ngày lập bảng cân đối kế toán, kiểm tra các biên bản được phát hành sau ngày lập bảng cân đối kế toán, thu thập các thư kiến nghị.

Kết quả của việc đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính là kiểm toán viên quyết định về việc có nên kiến nghị doanh nghiệp sửa đổi các báo cáo tài chính hay chỉ ghi chú bổ sung các sự kiện xảy ra trên báo cáo tài chính của đơn vị. Ngoài ra, kiểm toán viên còn xem xét sự ảnh hưởng của các sự kiện đó đến việc đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ trên báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên.

Bước 2: Xem xét tính liên tục hoạt động

Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế có trình bày ba giả thuyết cơ bản làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính, đó là giả thuyết về hoạt động liên tục, nhất quán và dồn tích. Doanh nghiệp được coi là hoạt động, được định nghĩa trong Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế như sau: “Thông thường một doanh nghiệp được coi là đúng hoạt động khi mà nó tiếp tục hoạt động cho một tương lai định trước”. Khi không có thông tin đối nghịch thì doanh nghiệp sẽ có khả năng thực hiện tài sản và thanh toán công nợ trong điều kiện kinh doanh bình thường. Nếu giả định này không được chứng minh thì doanh nghiệp không thể thực hiên được tài sản ở mức giá trị ghi sổ và có thể có những thay đổi đối với giá trị và ngày đáo hạn của công nợ. Vì thế doanh nghiệp có thể cần phải điều chỉnh lại giá trị và công nợ trên báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên có trách nhiệm đánh giá xem liệu có mối nghi ngờ lớn nào về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hợp lý sau ngày lập Bảng cân đối kế toán. Vì mục đích này nên khoảng thời gian hợp lý được xem là khoảng thời gian không vượt quá một năm sau ngày lập bảng cân đối kế toán chỉ trừ khi những chuẩn mực nghề nghiệp đòi hỏi một khoảng thời gian khác.

Kiểm toán viên có thể đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua quá trình đọc báo cáo tài chính hoặc từ bằng chứng kiểm toán thu thập được trong suốt quá trình kiểm toán.

Công việc này nhằm soát xét lạitoàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu nhận được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về Báo cáo tài chính. Để đạt được mục đích này, kiểm toán viên thường thực hiện các công việc sau:

Áp dụng các thủ tục phân tích:

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 250 chỉ rõ: “Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn trong giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn soát xét tổng thể Báo cáo tài chính. Thủ tục phân tích cùng có thể được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán”. Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán nhằm mục đích đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được nhất là các số liệu thu được của các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán:

Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế (ISA) số 500 có nêu: “Các kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để đi đến kết luận hợp ;ý mà căn cứ vào đó kiểm toán viên đưa ra ý kiến kết luận của mình”. Do vậy, cần xem xét liệu mọi khía cạnh của khoản mục chi phí sản xuất có được kiểm soát đầy đủ không, kiểm tra lại tính chính xác của các chứng từ minh chứng. Nếu kiểm toán viên xét thấy chưa đủ bằng chứng về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính thì có thể tiến hành thu thập thêm hoặc ra quyết địn loại trừ

Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được: Trước hết, kiểm toán viên cần đánh giá tổng hợp các sai sót không trọng yếu phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Lập các bút toán điều chỉnh đối với các sai sót trọng yếu và tổng hợp lại. Sau đó so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua xem có thể chấp nhận được khoản mục hay không.

Kiến nghị về những vấn đề còn tồn tại ở đơn vị khách hàng: Qua quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng, kiểm toán viên rút ra kết luận về mục tiêu kiểm toán, chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong quản lý và hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng.

Bước 4: Xem xét lại các tài liệu kiểm toán

Việc xem xét các tài liệu này nhằm mục đích đánh giá việc thực hiện của kiểm toán viên chưa có kinh nghiệm, chống lại sự thiên vị thường gặp phải trong các

phản xét của kiểm toán viên, đồng thời nó còn nhằm mục đích bảo đảm là cuộc kiểm toán thoả mãn các chuẩn mực thực hiện của công ty kiểm toán.

Vào giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán có quy mô lớn, toàn bộ tư liệu kiểm toán sẽ được một kiểm toán viên có kinh nghiệm và độc lập không tham dự vào cuộc kiểm toán xem xét lại nhằm đánh giá khách quan xem cuộc kiểm toán có được tiến hành hợp lý không, các kiểm toán viên có khả năng đánh giá các bằng chứng mà họ tập hợp được hay không, cuộc kiểm toán có được thực hiện với sự thận trọng thích đáng hay không.

Bước 5: Phát hành thư quản lý

Thư quản lý là thông báo cho khách hàng về những bình luận của công ty kiểm toán đối với việc cải tiến công việc kinh doanh của khách hàng. Những bình luận của công ty kiểm toán tập trung vào những đề nghị để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Việc kết hợp kinh nghiệm của kiểm toán viên trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau với một sự hiểu biết sâu sắc thu được khi tiến hành kiểm toán đã giúp kiểm toán viên cung cấp cho Ban quản trị khách hàng những lời bình có giá trị. Thư quản lý không bắt buộc nhưng trong hầu hết các cuộc kiểm toán đếu lập nhằm tạo mối quan hệ tốt hơn giữa công ty kiểm toán và khách hàng và để đề nghị thêm các dịch vụ quản trị và thuế mà công ty kiểm toán có thể cung cấp.

Không có thể thức tiêu chuẩn hoặc cách làm chuẩn nào cho việc viết Thư quản lý. Từng thư phải được triển khai để đáp ứng phong cách của kiểm toán viên và nhu cầu của khách hàng, phù hợp với khái niện Thư quản lý của công ty kiểm toán. Tuy nhiên, về cơ bản, Thư quản lý phải chỉ ra được các nhược điểm và yếu kém của doanh nghiệp, ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của kiểm toán viên.

Bước 6: Công bố Báo cáo kiểm toán

Công bố Báo cáo kiểm toán là việc thực hiện mục tiêu cơ bản, mục tiêu lớn nhất của một cuộc kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu của những người quan tâm. Thông thường Báo cáo kiểm toán được gửi kèm với Thư quản lý và bao gồm các nội dung sau: Tên địa chỉ của công ty kiểm toán, số hiệu Báo cáo kiểm toán, tiêu đề Báo cáo kiểm toán, người nhận Báo cáo kiểm toán, mở đầu Báo cáo kiểm toán, căn cứ vào phạm vi thực hiện cuộc

kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính, địa điểm thời gian lập Báo cáo kiểm toán, chữ ký và đóng dấu.

Cũng theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, có bốn loại ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của doanh nghiệp là:

Ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến chấp nhận từng phần Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến Ý kiến trái ngược

Tóm lại, kết thúc kiểm toán là bước quan trọng trong đó kiểm toán viên tổng hợp toàn bộ các kết quả kiểm toán và

đưa ra ý kiến chung duy nhất cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Kết thúc giai đoạn này, tất cả các mục tiêu kiểm toán cũng như trách nhiệm của công ty kiểm toán đối với khách hàng đã hoàn thành.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 28 - 33)