Phương pháp quan sát.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Nghiên cứu kỹ năng thực hành môn vật lý của học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở ở tỉnh An Giang (Trang 46)

Phương pháp quan sát đối với đề tài này là phương pháp chủ đạo, bởi vì nếu một học sinh có kỹ năng thí nghiệm thực hành tốt thì phải được thể hiện và bộc lé rõ ra bên ngoài những thao tác mà người khác có thể nhận biết được.

Muốn ghi nhận được những kỹ năng, những thao tác đó, hay nói chung là kết quả của đề tài một cách khách quan thì rõ ràng chỉ bằng quan sát mới tổng hợp và thu lượm được một tài liệu chính xác.

Ở đây chúng tôi quan sát các hoạt động của thầy và trò như: dự giê để quan sát mọi hoạt động của trò dưới sự hướng dẫn của thầy, quan sát các sản phẩm hoạt động học tập của trò như: quan sát sự chuẩn bị tài liệu kiến thức lý thuyết, sự chuẩn bị thí nghiệm thực hành, sự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở... quan sát thực tế tiến trình thí nghiệm thực hành trong các giê thí nghiệm trên líp và thực hành ở phòng thí nghiệm.

2.1.2.2. Phương pháp trò chuyện - phỏng vấn.

Vì là tìm hiểu thực trạng kỹ năng thực hành môn vật lý của học sinh líp 9 trường trung học cơ sở, cho nên chúng tôi muốn thông qua trò chuyện - phỏng vấn trao đổi với đối tượng (Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh) cần tìm hiểu và nghiên cứu để tự họ bộc lé một cách tự nhiên những dấu hiệu, những kinh nghiệm, những tồn tại mà chúng tôi cần nắm. Chúng tôi trò chuyện - phỏng vấn với các đối tượng nhằm thu thập thêm những thông tin cần thiết hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết và phương pháp quan sát để nắm được thực trạng chính về vấn đề nghiên cứu, góp phần đảm bảo tính khách quan của phương pháp trên.

Đối với Ban giám hiệu, chóng tôi tìm hiểu về thực tế giảng dạy và học tập, các điều kiện phương tiện, tâm tư nguyện vọng của thầy giáo và học sinh trong quá trình dạy học. Đối với giáo viên và học sinh, chóng tôi trò chuyện để tìm hiểu nhận thức về phương pháp giảng dạy và học tập mà thầy và trò đã thực hiện.

2.1.2.3. Phương pháp điều tra viết.

Sử dụng phương pháp với mục đích nhằm phát hiện thực trạng kỹ năng thực hành môn vật lý của học sinh líp 9 trường trung học cơ sở địa bàn tỉnh An giang.

Xây dựng những phiếu điều tra, bài thực hành cho học sinh, thông qua đó xác định mức độ kỹ năng thực hành môn vật lý của học sinh.

Đối với phiếu điều tra được xây dựng bằng hệ thống câu hỏi đóng và câu hỏi mở được thực hiện điều tra 2 lần:

Lần 1: Dùng hệ thống câu hỏi mở.

Lần 2: Từ kết quả nghiên cứu của lần 1, chúng tôi tiến hành một test đóng nhằm khẳng định lại kết quả nghiên cứu của lần 1.

- Cách tiến hành:

+ In sẵn phiếu.

+ Trao đổi với ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, thống nhất mục đích yêu cầu, lên kế hoạch ngày giê tiến hành điều tra nghiên cứu.

+ Sinh hoạt với học sinh về mục đích nghiên cứu, trước khi phát phiếu hướng dẫn học sinh trả lời một cách trung thực tỉ mỉ.

+ Tiến hành phát phiếu cho từng học sinh và hướng dẫn cho cả líp làm từng câu một, có giải thích rõ yêu cầu của câu hỏi.

+ Sau thời gian nhất định sẽ thu phiếu điều tra. - Mẫu phiếu xem phụ lục.

Đối với bài thực hành: phối hợp với giáo viên bộ môn chọn các bài cho học sinh thực hành và thống nhất thang điểm theo năm thao tác, với mỗi thao tác có bốn mức độ đạt được dùa theo bảng phân loại của tác giả Đặng Thị Ngọc Châm [2; tr. 31].

Sở dĩ chúng tôi dùa theo bảng phân loại kỹ năng này vì với cách phân loại của bảng hoàn toàn phù hợp với sự phân tích cấu trúc nội dung của một bài thực hành, sự phân chia các kỹ năng thành phần sẽ giúp cho việc rèn luyện kỹ năng của học sinh một cách thuận lợi và dễ dàng. Hơn nữa, với cách phân loại của bảng cũng hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý luận của đề tài nh đã trình bày ở mục 1.2.1.6. phương pháp hình thành kỹ năng

học tập và mục 1.2.2.2. phương pháp hình thành kỹ năng thực hành môn vật lý.

Theo bảng phân loại, để hoàn thành tốt một bài thí nghiệm thực hành học sinh cần phải có được 5 kỹ năng thành phần. Để đánh giá được mức độ của từng kỹ năng, chúng tôi phân loại theo bốn mức độ khác nhau: mức không đạt, mức I, mức II và mức III. Với cách đánh giá nh sau:

- Không đạt mức I: xếp loại yếu, kém (mức không đạt). - Đạt mức I: xếp loại trung bình (mức I).

- Đạt mức II: xếp loại khá (mức II). - Đạt mức III: xếp loại giỏi (mức III).

Bảng phân loại kỹ năng thực hành vật lý [2; tr. 31].

Mức độ KN thành phần Mức I Mức II Mức III 1. Xác định mục đích và tiến trình thí nghiệm. Nắm được mục đích của bài thí nghiệm, nêu trình tự tiến hành chưa được đầy đủ. Nắm được mục đích của bài thí nghiệm, nêu được trình tự tiến hành đầy đủ và hợp lý.

Nắm được mục đích sâu sắc của bài, hiểu được cơ sở khoa học của từng bước trong tiến trình thực hiện. 2. Tìm hiểu dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Nhận dạng được các linh kiện và dụng cụ đo, biết sử dụng đúng mục đích.

Hiểu được các tham sè kỹ thuật ghi trên dụng cụ, chọn đúng dụng cụ có thông số kỹ thuật phù hợp với bài. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, biết thay thế các dụng cụ khác trong điều kiện cần

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Nghiên cứu kỹ năng thực hành môn vật lý của học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở ở tỉnh An Giang (Trang 46)