Để phân tích quy luật hoạt động theo mùa của ITCZ, chúng tôi sử dụng
chúng tôi tiến hành phân tích bản đồ trên tất cả các mực. Thế nhưng, ở đây
chúng tôi chỉ đưa vào những bản đồ của mực 850mb, bản đồ có ITCZ hoạt động rõ rệt nhất [16]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong
thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, trên khu vực Tây Bắc
Thái Bình Dương, ITCZ chủ yếu hoạt động ở bán cầu Nam và gần như không ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam nên chúng tôi chỉ phân tích ITCZ trong thời
gian từ tháng 4 đến tháng 11 [10]. Kết quả phân tích bộ bản đồ này cho thấy:
Trong tháng 4 (hình 3.1), ở vùng xích đạo tồn tại ITCZ kép, tín phong
từ hai bán cầu đều tiếp cận và xâm nhập vào vùng xích đạo, chúng vẫn đang ở
thế gần như cân bằng: tín phong bán cầu Bắc chưa rút lui hẳn nhưng tín
phong bán cầu Nam cũng chưa vượt lên phía bắc được. Hình thế này phản ánh đây là tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè ở bán cầu Bắc.
Sang tháng 5 (hình 3.2), ITCZ kép đã được thay thế bằng hệ thống đệm ở trên khu vực xích đạo từ Ấn Độ Dương qua nam Biển Đông tới Tây
Bắc Thái Bình Dương. Tín phong bán cầu Nam đã vượt qua xích đạo đi lên bán cầu Bắc, thay thế tín phong phía nam áp cao Ả Rập và áp cao vịnh
Hình 3.1. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình tháng 4
Bengal. Đới gió tây này, ngoài phần thổi qua Ấn Độ và Myanma để hội tụ
vào rãnh thấp Nam Á, còn thổi sang phía đông để cùng đới gió vượt qua
xích đạo ở nam Biển Đông hội tụ với tín phong bán cầu Bắc từ rìa tây nam áp cao Bắc Thái Bình Dương tạo thành ITCZ chạy từ Tây Bắc Thái Bình
Dương đến nam Biển Đông.
Sang tháng 6 (hình 3.3), hoàn lưu khu vực không thay đổi nhiều so với
tháng 5, ngoại trừ một số điểm đáng chú ý như: áp cao Bắc Thái Bình Dương đang có xu hướng dịch chuyển dần lên phía đông bắc cùng với sự mạnh lên của đới gió mùa tây nam đã làm cho ITCZ ở phía nam Biển Đông dịch dần lên phía đông bắc, đi qua phía nam quần đảo Philippines và liên thông với
nhánh tây bắc-đông nam của rãnh gió mùa (Monsoon Trough - MST) ở ven
biển Trung Bộ.
Đến tháng 7 (hình 3.4), áp thấp Nam Á và áp thấp Trung Hoa đã mạnh đến cực điểm, còn áp cao Bắc Thái Bình Dương tiếp tục dịch chuyển lên phía
đông bắc, tới vùng biển phía đông Trung Quốc; cho nên, gió mùa tây nam
Hình 3.2. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình tháng 5
Hình 3.3. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình tháng 6 mực 850mb (số liệu từ năm 1985-2004)
Hình 3.4. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình tháng 7
mạnh thêm, thổi qua bán đảo Đông Dương, Biển Đông và gặp tín phong bán
cầu Bắc ở vùng biển phía đông Philippines. Vì thế, ITCZ không còn liên
thông được với nhánh tây bắc-đông nam của MST nữa mà bị đẩy lên phía
đông bắc, rời khỏi Biển Đông đi ra vùng biển Philippines.
Vào tháng 8 (hình 3.5), gió mùa tây nam trở nên ổn định, không tiến
triển thêm nữa, áp cao Bắc Thái Bình Dương tiếp tục dịch chuyển về phía đông bắc, trục của áp cao đã lên tới vĩ tuyến 300N. Sự dịch lên của áp cao này cũng tạo điều kiện cho gió mùa tây nam mạnh thổi xa hơn về phía đông và ITCZ cũng tiếp tục lùi xa hơn một ít về phía đông, song vẫn ở trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Philippines.
Sang tháng 9 (hình 3.6), gió mùa tây nam bắt đầu suy thoái, bức tranh hoàn lưu đã thay đổi rõ rệt và điều thể hiện rõ nét nhất là có sự liên thông giữa
ITCZ ở phía đông Philippines với hệ thống MST Nam Á. Tuy vậy, điều quan
trọng nhất xuất hiện trong tháng này là trên mực 1000mb, trong khi gió mùa
tây nam còn đang khống chế khu vực Nam Á và Đông Nam Á, hội tụ mạnh
Hình 3.5. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình tháng 8
vào MST và ITCZ thì ở trên phần phía đông của lục địa Trung Quốc đã xuất
hiện một hoàn lưu xoáy nghịch ở Hoa Đông (có vị trí trung tâm ở vào khoảng
370N; 1150E). Xoáy nghịch này có một ý nghĩa quan trọng vì đây là cơ cấu đầu tiên của hoàn lưu mùa đông, bắt đầu nảy sinh từ trong lòng gió mùa tây nam của bán cầu Bắc.
Trên các lớp khí quyển tầng thấp, áp cao Hoa Đông là một áp cao lạnh
lục địa được thể hiện một cách rõ rệt bằng trường đường dòng, nhưng ở các lớp
bên trên áp cao này lại chịu sự chi phối của hoàn lưu vành đai áp cao cận nhiệt đới. Từ áp cao Hoa Đông, không khí lạnh toả xuống khống chế phần đông nam
lục địa Trung Quốc, và ở khoảng vĩ tuyến 23-250N, chúng hợp lưu với tín
phong bán cầu Bắc thổi qua bắc Biển Đông, đi sâu vào bắc bán đảo Đông Dương. Chính vì thế mà ITCZ từ phía đông bắc quần đảo Philippines đã có thể
phát triển về phía tây, tiếp cận và liên thông với hệ thống MST Nam Á.
Sang tháng 10(hình 3.7), không khí lạnh từ áp cao Sebiria đã đi ra phía đông, hợp lưu với hoàn lưu của áp cao Hoa Đông và tín phong từ áp cao Thái
Hình 3.6. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình tháng 9
Hình 3.7. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình tháng 10 mực 850mb (số liệu từ năm 1985-2004)
Bình Dương, tạo thành một đới gió đông bắc mạnh, rộng lớn và thổi từ vùng biển phía đông Trung Quốc xuống phía tây nam, qua duyên hải phía đông và phần lục địa phía nam của Trung Quốc, qua phía bắc quần đảo Philippines, tới
Biển Đông và bán đảo Đông Dương. Trên mực 850mb hoàn lưu đông bắc từ áp cao Hoa Đông hợp lưu với tín phong bán cầu Bắc thổi tới bao trùm cả
Biển Đông và bán đảo Đông Dương. Tín phong đông bắc mạnh đã đẩy MST
xuống phía nam và đã thực sự trở thành ITCZ đi qua khoảng vĩ tuyến 100N.
Điều đáng chú ý là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông, đông bắc ở phía bắc
và gió mùa tây nam ở phía nam Biển Đông cũng làm tăng cường độ hội tụ và thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các xoáy thuận trên ITCZ trong khu vực Biển Đông và phía đông quần đảo Philippines.
Đến tháng 11 (hình 3.8), trong các lớp khí quyển tầng thấp, gió mùa
mùa đông kết hợp với tín phong đông bắc xâm nhập xuống phía nam, tiếp tục đẩy ITCZ xuống vùng cận xích đạo. Trên mực 850mb, ITCZ cũng bị đẩy
xuống vùng cận xích đạo và lại hình thành ITCZ kép ở hai phía của xích đạo,
phản ảnh thế cân bằng của hai đới gió bắc và nam bán cầu và kết thúc thời kì hoạt động của ITCZ ở bán cầu Bắc.