CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu GIAO AN LOP 4-TUAN 16 (Trang 33)

1.Kiểm tra bài cũ

- Gv gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 12. - Gv nhận xét việc học bài ở nhà của HS.

2.Bài mới

* Hoạt động 1:Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta

- Gv yêu cầu HS đọc SGk và trả lời các câu hỏi.

+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì? … Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông là chủ yếu.

+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông? … Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả, …

+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?

…Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cắp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ah3 hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân. - Gv chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi nước ta.

Giáo án lớp 4 Tuuần 16

- Gv hỏi: Em có biết câu chuyện chống thiên tai, đặc biệt là chuyện chống lụt lội không? Hãy kể câu lại chuyện đó.

- Một vài HS kể trước lớp.

- Gv kết luận: Từ thưở ban đầu dựng nước, cha ông ta đã phải hợp sức để chống lại thiên tai địch học. Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng nói nên tinh thần đấu tranh kiên cường của cha ông ta trước nạn lụt lội. Đắp đê, phòng chống lũ lội đã là một truyền trống có từ ngàn đời của người Việt.

* Hoạt động 2:Nhà trần tổ chức đắp đê chống lụt

- Gv yêu cầu HS đọc SGk, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?

- Gv yêu cầu 2 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống lụt bão.

- 2 Nhóm cùng viết trên bảng, mỗi thành viên chỉ viết 1 ý kiến, sau đó nhanh chống chuyển phấn cho bạn khác cùng nhóm.

- Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến nếu phát hiện việc mà hai nhóm trên chưa nêu.

- Gv tổng kết và kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng phòng lụt bão: + Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.

+ Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê.

+ Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê. + Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.

* Hoạt động 3:Kết quả công cuộc đắp đê của nhà trần

- GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?

- HS đọc SGK, sau đó xung phong phát biểu ý kiến: Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

- GV: Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?

… Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ.

- Gv kết luận: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no, công cuộc đắp đê, trị thủy cũng làm cho nhân dân ta them đoàn kết.

*Hoạt động 4:Liên hệ thực tế

- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Địa phương em có sông gì? Nhân dân địa phương đã cùng nhau đắp đê, bảo vệ đê như thế nào?

- Một số HS trả lời trước lớp.

- Gv tổng kết ý kiến của HS, sau đó hỏi tiếp: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì?

Giáo án lớp 4 Tuuần 16

…: Xảy ra lũ lụt là do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn, …. Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.

3.Củng cố - dặn dò

- GV: Giới thiệu cho HS một số tư liệu thêm về việc đắp đê của nhà Trần (nếu có). - Gv yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, sau đó dặn dò HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có)

-Chuẩn bị bài :Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mơng –Nguyên.

- - - - - - -

THẾ DỤC

Giáo viên chuyên dạy.

Một phần của tài liệu GIAO AN LOP 4-TUAN 16 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w