Các chính sách

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM (Trang 37)

Chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Ưu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước; giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu; xuất nhập khẩu than hợp lý (trước mắt giảm lượng than xuất khẩu hàng năm); liên kết hệ thống năng lượng trong khu vực; mở rộng kho dự trữ xăng dầu; kết hợp an ninh năng lượng với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Chính sách giá năng lượng

Chính sách giá năng lượng được coi là một trong những chính sách đột phá; nhanh chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Giá năng lượng cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường; Nhà nước điều tiết giá năng lượng thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.

Chính sách đầu tư cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân.

Ưu tiên phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn

năng lượng; có chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lượng.

Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần xác định những yêu cầu cụ thể về tiết kiệm đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng; khuyến khích việc ứng dụng thiết bị, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng.

Chính sách bảo vệ môi trường

Chính sách bảo vệ môi trường nhằm thực hiện việc đảm bảo việc khai thác và sử dụng năng lượng với việc quản lý tốt môi trường; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường tiên tiến hợp lý.

KẾT LUẬN

Tài nguyên nhiên liệu và năng lượng của Việt Nam đa dạng và có một số loại có tính cạnh tranh cao, nhất là nguồn năng lượng tái tạo như năng

lượng mặt trời, năng lượng gió và sinh khối. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong những năm tới, nhất là từ nay đến năm 2030 chúng ta đã có những kịch bản về tăng trưởng kinh tế và dự báo nhu cầu năng lượng, đặt trong bối cảnh thể chế kinh tế thị trường có tính cạnh tranh quyết liệt và thực thi hiệu quả chiến lược tăng trưởng xanh trong việc cắt giảm khí nhà kính, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ công cụ thị trường và tiềm năng sẵn có, nhất là nguồn nội lực để có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và tiến tới chúng ta có thể xuất khẩu những nguồn năng lượng chúng ta có thế mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Quy hoạch phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm

2010, 2010

4. Carol McAusland (2008). Globalisation’s Direct and Indirect Effects

on the Environment. University of Maryland, the United States.

5. CIGI Working Group on Environment and Resources. Environmental

Sustainablity and the Financial Crisis.

6. Joako Kooroshy, Christa Meinderson, Rechart Podkolinski, Scacity of

menerals: A strategic security issue, The Hague Center for Strategic Studies,

2010

7. Joke Waller-Hunter and Tom Jones (2002), Globalisation and

Sustainable Development. Paris, France.

8. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 2008. Bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

9. Ian Coxhead, 2007. Globalization, poverty and environment in (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vietnam. University of Wisconsin-Madison.

10. Lê Thạc Cán, 2008. Phát triển bền vững: Thách thức và hy vọng đối

với nước ta, Bảo vệ môi trường và PTBV, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, trang

726 – 737

11. Nguyễn Khắc Vinh, 2012. Tài liệu hội nghị Việc thực hiện chính

sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường,

12. PGS.TS. Phạm Văn Cự. Biến đổi khí hậu toàn cầu và nguy cơ xuất

hiện “chủ nghĩa thực dân” kiểu mới.

13. Samir Saran. The Globalisation and Climate Change. Paradox: Implications for South Asian Security

14. Theodore Panayotou, 2000. Globalization and Environment. Center for International Development at Harvard University, the United States.

15. UNESCAP, CIEM, 2009. Eco-Efficiency Indicators of Viet Nam: An

Analysis of Trend and Policy Implications.

16. Viện Quản lý Chính sách Oxford và Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (2011). Biến đổi khí hậu: Nỗ lực và kỳ vọng.

17. World Bank, 2011. The changing Wealth of Nations: Measuring

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG NĂNG LƯỢNG TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM (Trang 37)