So sánh mô hình SOA với các mô hình truyền thống

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG VÀO MÔ HÌNH HƯỚNG DỊCH VỤ (SOA) (Trang 27)

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HƯỚNG DỊCH VỤ(SOA)

3.4. So sánh mô hình SOA với các mô hình truyền thống

Mô hình SOA có ưu thế hơn các mô hình truyền thống (như mô hình hướng ứng dụng hoặc mô hình hướng lập trình) ở điểm mô hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào các chức năng và tính năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ chi tiết, thành phần cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ. Do đó, các hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình nghiệp vụ (thay vì quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để tận dụng những tính năng phần mềm như trong các mô hình thường thấy ở nhiều cơ quan tổ chức với hạ tầng ứng dụng Công nghệ thông tin được phát triển từ trước).

3.4.1. Mô hình SOA và OOP (mô hình hướng đối tượng)

SOA sử dụng cùng một số nguyên lý như OOP, tuy nhiên triết lý SOA có khác biệt đáng kể so với OOP. SOA có thể thực hiện với cả chương trình theo hướng đối tượng (OO) và chương trình không hướng đối tượng.

SOA hỗ trợ việc kết nối lỏng lẻo các service. OOP dựa nhiều trên các lớp đựoc định nghĩa sẵn, kết quả là các đối tượng kết nối chặt chẽ với nhau. Service oriented sử dụng các message để miêu tả thông tin về service để thực hiện chức năng của mình OOP lại sử dụng các hàm APIs để miêu tả các đối tượng của mình.

Phạm vi hoạt động của các service trong SOA rộng lớn hơn là các đối tượng của OOP. SOA khuyến khích các service được thiết kế phi trạng thái càng nhiều càng tốt còn OOP thì lại liên kết dữ liệu một cách logic từ đó tạo ra các đối tượng có trạng thái. SOA hỗ trợ việc kết nối lỏng lẻo các service với nhau, còn OOP thì khuyến khích việc kế thừa các đối tượng từ đó các đối tượng liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

3.4.2. Mô hình SOA và Web

Đặc điểm chính của SOA là tách rời phần giao tiếp với phần thực hiện dịch vụ. Điều này có thể làm bạn liên tưởng đến một công nghệ được đề cập nhiều gần đây: Dịch vụ web. Dịch vụ web cho phép truy cập thông qua định nghĩa giao thức-và-giao tiếp. SOA và dịch vụ web thoạt trông có vẻ giống nhau nhưng chúng không phải là một.

Về cơ bản, SOA là kiến trúc phần mềm phát xuất từ định nghĩa giao tiếp và xây dựng toàn bộ mô hình ứng dụng như là mô hình các giao tiếp, hiện thực giao tiếp và phương thức gọi giao tiếp. Giao tiếp là trung tâm của toàn bộ triết lý kiến trúc này; thực ra, tên gọi 'kiến trúc định hướng giao tiếp thích hợp hơn cho SOA. Dịch vụ và module phần mềm nghiệp vụ được truy cập thông qua giao tiếp, thường theo cách thức yêu cầu - đáp trả. Ngay cả với yêu cầu dịch vụ 1 chiều thì nó vẫn là yêu cầu trực tiếp có chủ đích từ một phần mềm này đến một phần mềm khác. Một tương tác định hướng dịch vụ luôn bao hàm một cặp đối tác: nguồn cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn điện toán lưới và đám mây LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ ỨNG DỤNG VÀO MÔ HÌNH HƯỚNG DỊCH VỤ (SOA) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w