Chương 2: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Thủ Đô.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Sacombank (Trang 28)

Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô.

2.1. Khái quát về ngân hàng.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 9.179 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với 366 điểm giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia( Tính đến ngày 31/12/2010). Ngày 12/07/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh), đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng TMCP khác. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết. Với việc khai trương chi nhánh Lào vào năm 2008, chi nhánh Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới

của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dương.

Sacombank cũng vinh dự được nhận rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín: - Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2010 do tổ chức Finance Asia bình chọn;

- Cờ thi đua của Chính phủ dành cho tập thể Sacombank vì đã có thành tích xuất sắc

toàn diện nhiệm vụ, công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2009 của ngành ngân hàng (theo Quyết định số 1056/QĐ-TTg, ngày 08/7/2010);

- Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2009 do Global Finance bình chọn;

- Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008 do Asian Banking & Finance bình chọn;

- Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008 do The Asset bình chọn; - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 do Global Finance bình chọn; - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 do Finance Asia bình chọn; - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007 do Euromoney bình chọn;

- Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007 do Asian Banking & Finance bình chọn;

- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007 do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;

- Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007 do Global Finance bình chọn;

- Được đánh giá và xếp loại A trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007.

Sacombank đã xây dựng mạng lưới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả nước và nước ngoài (tại Lào và Campuchia). Tính đến 31/12/2010, Sacombank có 366 điểm giao dịch, bao gồm 01 Sở giao dịch, 67 Chi nhánh và 295 PGD trong nước, cùng 01 Chi nhánh tại Lào, 01 Chi nhánh và 1 PGD tại Campuchia.

Chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank đã và đang thực hiện thành công và bước đầu phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh, mở rộng thị phần, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Việc đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cấp các chi nhánh ở nước ngoài sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường còn bỏ ngỏ và nâng cao uy tín, thương hiệu của Sacombank trong khu vực.

Về chiến lược phát triển dài hạn hoạt động kinh doanh của Sacombank phải đảm bảo hài hòa giữa nhiệm vụ củng cố với nhiệm vụ phát triển, hài hòa giữa hai mục tiêu đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững với điều hành kinh doanh linh hoạt nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho Sacombank; đồng thời phải đổi mới cơ chế xây dựng, giao và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh theo dòng sản phẩm, hướng tới phục vụ khách hàng. Chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính; phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành; đẩy mạnh tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Sacombank, trong đó nhanh chóng hoàn thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách; tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài sản và danh mục tài chính; hoàn thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro.

2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô. Ta có bảng chỉ tiêu sau:

Bảng 2.01: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 % Tăng/ Giảm 2010/2009 2011/201 0 Tổng vốn huy động 1.237.07 8 1.546.34 7 1.819.23 2 25% 17,6%

Tổng dư nợ cho vay 851.598 1.038.53 4 1.153.92 7 22% 11% Nợ quá hạn 7.598 6.768 7.837 - 11% 15,8% Nợ xấu 5.970 6.300 6.836 5,5% 8,5% Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 0,89% 0,65% 0,68% -0,28% 0.05% Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0,7% 0,61% 0.59% -0,13% -0,03% Tỷ lệ khả năng chi trả ( 7 ngày)* 1,13 1,48 1,32

(*): Tỷ lệ giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoản thời gian 07 ngày làm việc tiếp theo

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)

Năm 2010 tổng vốn huy động Sacombank (quy VND) đạt 126.203 tỷ đồng, tăng 39.868 tỷ đồng, tương ứng tăng 46,18% so với năm 2009. Riêng Chi nhánh Thủ Đô- Khu vực Hà Nội năm 2010 tổng vốn huy động đạt 1.546,347 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% so với năm 2009. Như vậy, theo đà phục hồi của nền kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng trong hai năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của năm 2010 ở mức khá cao và tương đương với năm 2009.

Nguồn vốn huy động của Sacombank chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2010 Sacombank đã huy động từ khu vực này 103.804 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 82% trong tổng vốn huy động, tăng 25.307 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,24% so với năm 2009. Huy động từ các tổ chức tín dụng trong năm 2010 chiếm 16,08% tổng vốn huy động tương đương 20.296 tỷ đồng, tăng đáng kể so với năm 2009.

Đến 2011, số dư vốn huy động tại Chi nhánh đạt 1.819,232 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2010. Tình hình lãi suất tăng cao, ít nhiều gây khó khăn đến hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của Sacombank cũng có sự biến động: giảm các khoản tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tăng khoản huy động từ TCKT và khu vực dân cư. Như vậy về phương diện huy động vốn Chi nhánh Thủ Đô đã thực hiện khá tốt mặc dù đây là hoạt động khá khó khăn trong tình hình kinh tế hiện nay.

Về cho vay với nỗ lực thực hiện tái cơ cấu danh mục, trên cơ sở phát huy tối đa thế mạnh của kinh tế mỗi địa phương, các sản phẩm cho vay của Sacombank được cải thiện đáng kể, cung cấp nhiều sự lựa chọn đa dạng và phong phú theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có phân khúc và định vị theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng,

của từng địa phương nơi Sacombank trú đóng. Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng quy đổi VND của Sacombank đạt 77.486 tỷ đồng, tăng 21.989 tỷ đồng (tương đương 40%) so với cùng kỳ năm 2009. Riêng Chi nhánh Thủ Đô đạt 1.038,534 tỷ đồng, tăng 22% so với tổng dư nợ cho vay 2009. Thị phần của Sacombank năm 2010 vẫn tiếp tục tăng so với năm trước, chiếm 3,6% tổng dư nợ của Ngành ngân hàng. Ngoài ra, Sacombank cũng rất chú trọng công tác quản lý tín dụng, chủ động thực hiện một cách quyết liệt và xuyên suốt thông qua các Ban và Phân ban Ngăn chặn & Xử lý nợ quá hạn tại từng đơn vị. Nhờ đó chất lượng tín dụng ngày càng được bảo đảm, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của toàn Ngành và thấp hơn kế hoạch năm 2010 (<2%). Trong năm 2011 tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng đạt 1.153,927 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2010. Như vậy hoạt động tín dụng 2011 có tăng trưởng tuy nhiên tỷ lệ này còn khá khiêm tốn so với sự tăng trưởng trong năm 2010. Vậy đây là do tình hình kinh tế ảnh hưởng hay do sự thu hẹp tín dụng của chính sách Sacombank? Hoặc đây có thể do tâm lý e ngại cho vay ở các ngân hàng hiện nay? Hiên nay, tại đa số các ngân hàng đã áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng vậy tại sao lại có thể e ngại cho vay khi đã có mô hình đảm bảo về khách hàng như vậy? Phải chăng mô hình này chưa thực sự làm cho các nhân viên tín dụng yên tâm về khả năng trả nợ cho ngân hàng? Trong 2010, Sacombank đã ký hợp đồng với Ernst & Young Việt Nam nhằm giúp Sacombank tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vậy đến năm 2011 thì hệ thống này đã được hoàn thiện?

Theo đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, trong năm 2010 chất lượng tín dụng đã cải thiện đáng kể so với năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 ở mức 0,65%, giảm 0,28% so với năm 2009. Đây là một nỗ lực rất lớn trong việc quản lý chất lượng tín dụng. ngay từ khâu thẩm định khách hàng vay, Sacombank đã thành lập các Ban, Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ ngay từ đầu năm nhằm phát huy tối đa kinh nghiệm xử lý nợ, thấu hiểu và chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn trong quá trình xử lý nợ, triển khai thực hiện việc tái thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá các khoản vay và cam kết ngoại bảng để tăng cường biện pháp quản lý. Liên tục trong ba năm gần đây, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ của Sacombank luôn được duy trì ở mức thấp hơn 1%. Tỷ lệ nợ xấu 2010 ở mức 0,61% so với năm 2009 giảm 0,13%. Tỷ lệ an toàn vốn tại thời điểm cuối năm 2010 là 9,97%, giảm 1,44% so với thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ này tương đối thấp, tuy nhiên điều này cũng cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo với mức an toàn tối thiểu là 9% do NHNN quy định.

Hệ số khả năng thanh khoản( 7 ngày) năm 2010 cũng là dấu hiệu lạc quan khi chỉ số này tăng lên đến 1,48. Chỉ số này thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn( 7 ngày) được đảm bảo bởi 1,48 đồng tài sản ngắn hạn( 7 ngày). Đây được xem là chỉ số thanh khoản an toàn cho các ngân hàng thương mại.

Đến năm 2011, tuy không khả quan như năm 2010 nhưng Sacombank cũng nhận được các kết quả tích cực. Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được hoàn thiện thì con số về nợ quá hạn sẽ tiếp tục giảm và chất lượng tín dụng sẽ nâng lên. Phải chăng đây là vấn đề trong các hoạt động phân tích tín dụng của các ngân hàng? Như vậy để có được tăng trưởng tín dụng 17% trong 2012 thì ngân hàng cần mở rộng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn tín dụng. Tuy nhiên, điều này lại phải phụ thuộc sự chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng. Do phân tích tín dụng ở khâu tiến cho vay là cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi đáo hạn.

2.2. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Sacombank- Chi nhánh Thủ Đô.

2.2.1. Chính sách tín dụng cá nhân.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín xây dựng chính sách tín dụng cá nhân theo hướng dẫn đảm bảo tính chủ động và linh hoạt trong hoạt động thực tế nhằm nắm bắt tốt cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro theo hướng không tập trung quá cao cho một nhóm khách hàng( Tuân thủ theo quy định của thông tư 13 ), những ngành nghề có liên quan với nhau hoặc hạn chế cấp tối đa tín dụng nhiều lần cho một khách hàng.

Chính sách tín dụng cá nhân chú trọng tuân tủ các quy định của pháp luật có liên quan, quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng, không phân biệt khách hàng, các ưu đãi tín dụng chỉ áp dụng căn cứ năng lực tài chính và mức độ rủi ro cũng như thiện chí trả nợ của từng khách hàng. Chính sách tín dụng cũng đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng.

Trên đây là sơ lược về chính sách tín dụng cá nhân tại Sacombank. Ngoài ra Sacombank còn quy định cụ thể về chính sách tín dụng đối với một khách hàng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng.

Hệ thống chấm điểm XHTD là công cụ hết sức quan trọng để tăng tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng với các nguyên tắc như sau:

- Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất với mức mà thực tế khách hàng đạt được.

- Nếu mức chỉ tiêu mà khách hàng đạt được nằm giữa hai mức chỉ tiêu thì điểm ban đầu của khách hàng là mức điểm cao hơn.

- Điểm dùng để tổng hợp cuối cùng để xếp hạng là tổng điểm của hai phần chấm điểm sau khi đã nhân với trọng số của mỗi phần.

2.2.3. Sử dụng kết quả tính điểm xếp hạng tín dụng cá nhân.

Bộ phận chấm điểm- người chịu trách nhiệm chấm điểm và phân loại khách hàng là cán bộ tín dụng của ngân hàng. Sau khi xếp hạng xong khách hàng ngân hàng sử dụng kết quả cho các mục đich: xác định giới hạn tín dụng; quyết định cấp tín dụng (Từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay và yêu cầu vầ tài sản đảm bảo); đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

Mục tiêu của Sacombank là xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng linh hoạt, hiện đại và sẽ luôn được bổ sung hoàn thiện và phát triển. Do đó, để phục vụ cho công tác kiểm soát và đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống chấm điểm này các kết quả chấm điểm phải được giữ lại đầy đủ cùng hồ sơ tín dụng của khách hàng bao gồm cả khách hàng bị từ chối.

2.2.4. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cá nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Sacombank (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w