5. Bố cục của khóa luận
3.2. Tính đa dạng cây gỗ tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
3.2.1. Đa dạng loài
Bước đầu nghiên cứu chúng tôi đã thống kê được 65 loài cây gỗ thuộc 51 chi 29 họ.
Ở mức độ họ: có 3 họ có từ 5 loài trở lên với tổng số 26 loài, 18 chi . Họ có nhiều loài loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Ở mức độ chi: có 2 họ có từ 5 chi trở lên với tổng số 17 loài.
Đa dạng về các đơn vị phân loại:
Thầu dầu (Euphorbiaceae Juss.) có 12 loài (chiếm 18,5%); Long não (Lauraceae Juss.) có 9 loài (chiếm 13,8%); Xoài (Anacardiaceae Lindl.) có 5 loài (chiếm 7,7%); 3 họ (Dâu tằm - Moraceae Link, Cà phê - Rubiaceae Juss., Cam - Rutaceae Juss.) có 3 loài (mỗi họ chiếm 4,6%); 7 họ (Trám - Burseraceae Kunth, Bứa - Clusiaceae Lindl., Ban - Hypericaceae Juss., Máu chó - Myristicaceae R.Br., Bồ hòn - Sapindaceae Juss., Trôm - Sterculiacea Barth., Dung - Symplocaceae): 2 loài (mỗi loài chiếm 3,1%); 16 họ (Thôi ba - Alangiaceae Lindl., Tô hạp - Altingiaceae Lindl., Na - Annonaceae Juss., Xoan - Meliaceae Juss., Trúc đào - Apocynaceae Juss., Côm - Elaeocarpaceae DC., Dẻ - Fagaceae, Đậu - Fabaceae Lindl., Hồ đào - Juglandaceae Kunth, Trinh nữ - Mimosaceae R. Br, Sim - Myrtaceae Juss., Nhài - Oleaceae Hoffm. & Link, Sơn cam - Opiliaceae Valet., Hoa hồng - Rosaceae Juss., Thanh thất - Simaroubaceae DC., Bồ đề - Styracaceae Dumort.) có 1 loài (mỗi họ chiếm 1,5%).
25
Hệ số tổ thành loài trong khu vực nghiên cứu (P)
Bảng 3.3. Hệ số tổ thành loài cây gỗ tại trạm ĐDSH Mê Linh
STT Tên loài Số cây P (%)
1 Kháo lá nhỏ 250 18,60 2 Máu chó lá lớn 110 8,18 3 Sòi tía 68 5,06 4 Bọt ếch lông 64 4,76 5 Chẹo ấn độ 60 4,46 6 Bộp lông 60 4,46 7 Máu chó lá nhỏ 59 4,39 8 Trám chim 58 4,32 9 Sóc lông 42 3,13 10 Mán đỉa 40 2,98 11 Ba chạc 40 2,98 12 Găng tu hú 38 2,83 13 Nây năm cánh 31 2,31 14 Sơn 30 2,23 15 Thành ngạnh nam 30 2,23 16 Bưởi bung 30 2,23 17 Giền đỏ 22 1,64 18 Re trắng 21 1,56 19 Sẻn hôi 17 1,26 20 Vối 15 1,12 21 Thôi ba 12 0,89 22 Re trắng lá to 11 0,82 23 Ngăm 10 0,67
26
STT Tên loài Số cây P (%)
24 Sang sé 9 0,67 25 Xoan nhừ 8 0,60 26 Bụp trắng 8 0,60 27 Màng tang 8 0,60 28 Ngái 8 0,60 29 Xoan đào 8 0,60 30 Hoắc quang 8 0,60 31 Sau sau 8 0,60 32 Sấu 7 0,52 33 Trám trắng 7 0,52 34 Cọc rào 7 0,52 35 Ba đậu 7 0,52 36 Thanh thất 7 0,52
37 Quếch hoa chùy 6 0,45
38 Giâu da xoan 6 0,45 39 Bục nâu 6 0,45 40 Me rừng 6 0,45 41 Bời lời 6 0,45 42 Gáo 6 0,45 43 Nhãn đông dương 6 0,45 44 Lòng mang 6 0,45 45 Bồ đề trắng 6 0,45 46 Muối 5 0,37 47 Côm tầng 5 0,37
27
STT Tên loài Số cây P (%)
49 Đỏ ngọn 5 0,37
50 Bời lời đắng 5 0,37
51 Hồ bì 5 0,37
52 Dung giấy 5 0,37
53 Bục bạc 4 0,30
54 Bời lời lá thon 4 0,30
55 Dung hôi 4 0,30 56 Nhội 3 0,22 57 Dẻ gai ấn độ 3 0,22 58 Đa tía 3 0,22 59 Sam ba 3 0,22 60 Tai chua 3 0,22 61 Lòng mức lông 2 0,15 62 Chòi mòi 2 0,15 63 Kháo vàng bông 2 0,15 64 Dướng 2 0,15 65 Ràng rang xanh 2 0,15
Chỉ có những loài có P > 5% thì loài đó mới được tham gia vào công tác tổ thành loài, vì vậy tuy có nhiều loài có số lượng tương đối nhiều nhưng chỉ có 3 loài đạt hệ số tổ thành loài > 5%. Đó là Kháo lá nhỏ (Machilus sp.) chiếm 18,6%, Máu chó lá lớn (Knema pierrei Warb.) chiếm 8,18 % và Sòi tía (Sapium discolor (Champ. Ex Benth.) Muell.- Arg.) chiếm 5,06%. Từ đó, chúng tôi có công thức tổ thành sinh thái của các loài cây gỗ tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh như sau:
28
3.2.2. Đa dạng về dạng sống
Dựa vào tiêu chuẩn phân loại nhóm gỗ và kích thước cây gỗ khi trưởng thành, đã phân chia nhóm cây gỗ thành 4 nhóm sau:
Cây gỗ lớn (có đường kính cây trưởng thành >50cm). Nhóm này có có 9 loài thuộc 8 họ 9 chi.
Cây gỗ trung bình (có đường kính cây trưởng thành từ 20-50cm): có 25 loài thuộc 18 họ, 21 chi.
Cây gỗ nhỏ (có đường kính cây trưởng thành dưới 20cm). Nhóm này có 31 loài thuộc 13 họ, 27 chi.
3.2.3. Đa dạng về giá trị sử dụng
Qua quá trình nghiên cứu, căn cứ vào giá trị sử dụng, chúng tôi chia thành các nhóm sau:
Nhóm cây cho gỗ: có 40 loài thuộc 27 họ, 33 chi, chiếm 61,5%; Những
loài đại diện gồm có: Quếch hoa chùy (Chisocheton paniculatus (Roxb.) Hiern.), Chẹo ấn độ (Engelhardtia roxburghiana Wall.), Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston), Tai chua (Garcinia cowa Roxb.), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii),...
Nhóm cây làm thuốc: có 43 loài thuộc 20 họ, 35 chi, chiếm 66,2%;
Những loài đại diện gồm có: Sau sau (Liquidambar formosana Hance), Muối (Rhus chinensis Muell.), Bưởi bung (Acronychia pedunculata (L.) Miq.), Găng tu hú (Randia spinosa (Thunb.) Poir.), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Thôi ba (Alangium chinensis (Lour.) Harms),...
Nhóm cây ăn quả: có 10 loài cho quả, chiếm 15,4%; Những loài đại
diện gồm có : Giâu da xoan (Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf), Sấu (Dracontomelon duperreanum Pierre), Trám chim (Canarium tonkinense Engl.), Nhãn đông dương (Dimocarpus fumatus (Blume) Leenh), Ngăm (Aporosa dioica (Roxb.) Muell. - Arg.),...
29
Nhóm cây làm rau: có 6 loài cho rau, chiếm 9,2%; gồm: Sau sau
(Liquidambar formosana Hance), Nhội (Bischofia javanica Blume), Đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum (Kurz) Kurz), Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L'He'r. ex Vent.), Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry), Sam ba (Champerera manillana (Blume) Merr.).
Nhóm cây tinh dầu: có 4 loài cho tinh dầu, chiếm 6,2%, gồm: Sòi tía
(Sapium discolor (Champ. Ex Benth.) Muell. - Arg.), Màng tang (Litsea
cubeba (Lour.) Pers.), Re trắng (Phoebe pallida (Nees) Nees), Re trắng lá to
(Phoebe tavoyana (Meisn. Hook. f.)
Ngoài ra còn có các loài khác: cho dầu (3 loài), cho tanin (3 loài); cho bóng mát (2 loài); cho nhựa (2 loài)…
Như vậy, các loài cây gỗ trong rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh rất đa dạng và phong phú, cả về số lượng các đơn vị phân loại, số lượng cá thể, cũng như về giá trị tài nguyên.
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý các loài cây gỗ phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh tồn đa dạng sinh học tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
Hệ thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đang trong quá trình phục hồi và phát triển. Từ thực tế điều tra nghiên cứu, tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn đa dạng thực vật như sau:
Các cấp chính quyền (tỉnh Vĩnh Phúc, xã Ngọc Thanh) và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần có chính sách đầu tư cả về nhân lực lẫn kinh tế phục vụ công tác bảo tồn và phát triển hệ thực vật của Trạm và phụ cận.
Nâng cao nhận thức cộng đồng bằng các hình thức: vận động, tuyên truyền giáo dục ý thức dân địa phương về việc bảo vệ phát triển rừng, biến mỗi người dân thành một cán bộ kiểm lâm; nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực.
30
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH vùng nghiên cứu.
Xúc tiến các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng. Các bước cụ thể là:
- Khoanh nuôi lớp cây tái sinh, nhất là các loài có ít cá thể, như: Sau sau (Liquidambar formosana), Thừng mực lông (Wrightia pubescens),.. nhằm bảo vệ và phát triển tính ĐDSH.
- Khoanh nuôi các loài có khả năng tái sinh mạnh, như: Kháo lá nhỏ (Machilus sp.), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Máu chó lá lớn (Knema
pierrei), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), … nhằm xây dựng các mô hình
ưu hợp thực vật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch. - Trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của Trạm, như: Sơn (Toxicodendron succedanea), Bồ đề (Styrax
tonkinensis),... nhằm phát triển kinh tế địa phương.
- Tiến hành đánh giá định kỳ mọi hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn, nhằm đánh giá kết quả từ đó có các điều chỉnh phù hợp với thực tế.
31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Trong công trình này, chúng tôi đã đánh giá được hiện trạng cây gỗ trong rừng thứ sinh tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
- Xây dựng được danh lục các loài thực vật cây gỗ: Bước đầu xác định được hệ thực vật các loài cây gỗ ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh -Vĩnh Phúc có 65 loài thuộc 51 chi, 29 họ.
- Đánh giá về đa dạng đơn vị phân loại:
+ Đa dạng ở mức độ họ: Đa dạng nhất có 3 họ chỉ chiếm 10,71% số họ toàn hệ nhưng chiếm tới 40% tổng số loài, đó là Euphorbiaceae với 12 loài,
Lauraceae với 9 loài và Anacardiaceae với 5 loài. + Đa dạng ở mức độ chi: Có 2 họ (có từ 5 chi trở lên) chỉ chiếm 7,14%
số họ toàn hệ nhưng chiếm tới 25,49% tổng số chi của toàn hệ thực vật cây gỗ, đó là Euphorbiaceae với 8 chi và Lauraceae với 5 chi.
- Đã xác định được hệ số tổ thành loài và mật độ cây.
+ Công thức tổ thành loài như sau: 18,6 Kln + 8,18 Mcll + 5,06 St
+ Mật độ các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu : trung bình có 1344 cây/ha. Trong đó Kháo lá nhỏ (Machilus sp.) có mật độ cao nhất – 1041 cây/ha.
- Dạng sống gồm có 3 nhóm: cây gỗ lớn, cây gỗ trung bình và cây gỗ nhỏ. Trong đó nhóm cây gỗ nhỏ có số lượng nhiều nhất với 31 loài, thuộc 13 họ, 27 chi.
- Các loài cây gỗ trong rừng thứ sinh tại trạm ĐDSH Mê Linh rất đa dạng và phong phú về công dụng: 40 loài cho gỗ (chiếm 61,5%), 43 loài được
32
sử dụng làm thuốc (chiếm 66,2%), 10 loài cho quả (chiếm 15,4%), 6 loài cho rau (chiếm 9,2%), 4 loài cho tinh dầu (chiếm 6,2%), 3 loài cho dầu, 3 loài cho tanin, 2 loài cho bóng mát,...
Trong số đó, Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwiss) và Sơn (Toxicodendron succedanea (L.) Mold.) là những cây công nghiệp quan trọng; Bời lời (Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins.) hiện được coi là "cây xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên".
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ và phát triển đa dạng thực vật tại trạm ĐDSH Mê Linh, trong đó các giải pháp trồng bổ sung để tăng tính đa dạng loài là cần thiết.
Kiến nghị
Do điều kiện thiếu thốn về thời gian và kinh phí, cho nên nhiều vấn đề nghiên cứu vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng, chúng tôi cho rằng cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định chính xác sự có mặt của các loài chưa có mẫu nghiên cứu cũng như việc bảo tồn và phát triển các loài cây gỗ trong rừng thứ sinh tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
4. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập 1,2, Nxb Giáo dục..
5. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Nxb KH & KT.
6. Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu rừng thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông, Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.
7. Phạm Hoàng Hộ (1999-2001), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1-3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
8. Trần Hợp (2003), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghệp.
9. Dương Đức Huyến (2010 -2011), “Nghiên cứu tính tăng cường đa dạng thực vật bằng những loài cây gỗ quý hiếm tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc”, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
10. Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn (2009), “Nghiên cứu trạng thái thảm thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc và vùng phụ
34
cận”, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về những vấn đề cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 818 -821.
11. Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn, “Một số kết quả nghiên cứu về thành phần và phân bố cây tái sinh dưới tán rừng thứ sinh tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc”, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái va Tài nguyên sinh vật lần thứ 3.
12. Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng
khung phân loại thảm thực vật Việt Nam, Hà Nội.
13. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Nông
nghiệp.
14. Trần Đình Lý (2003), Giáo trình sinh thái thảm thực vật (chuyên đề sau
đại học), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
15. Trần Đình Lý (2007), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb KH & CN, Viện KH và CN Việt Nam.
16. Đặng Văn Sơn, Tài nguyên thực vật cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh
học nhiệt đới.
17. Nguyễn Văn Sinh & cs (2006), “Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát đa dạng thực vật trạm Đa dạng sinh học Mê Linh”, Phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
18. Trần Ngũ Phương, (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
19. Vũ Xuân Phương (chủ nhiệm) & nnk. (2001), “Kết quả nghiên cứu hệ thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh”, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
35
21. Lê Đồng Tấn (2000), “Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy tại Sơn La”.
22. Lê Đồng Tấn (chủ nhiệm) & nnk. (2003), “Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh và các vùng phụ cận”, Đề tài cấp cơ sở, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội tại trạm ĐDSH Mê Linh. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 525.
23. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung (2004), “Một số kết quả bước đầu nghiên cứu xây dựng mô hình phục hồi rừng bằng biện pháp trồng bổ sung các loài cây mục đích tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 525.
24. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hoàng Chung (2005): Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội thảo quốc gia lần thứ nhất. Nxb Nông nghệp, Hà Nội, tr: 836 - 840.
25. Lê Đồng Tấn, Trần Văn Thụy, Vũ Hải Thuận, “Diễn thế thứ sinh thảm thực vật tại khu vực trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc”, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3. 26. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, Thành phố
Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb
36
30. Trần Văn Thụy, Nguyễn Anh Đức, Lê Đồng Tấn, Trần Đại Thắng, “Đặc điểm thảm thực vật tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3. 31. Nguyễn Hải Tuất (1990), Quá trình Poisson và ứng dụng trong nghiên
cứu cấu trúc quần thể rừng, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Đại
học Lâm nghiệp, (1), tr. 1- 7.
32. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb KH & KT,
Hà Nội.
33. Thái Văn Trừng, (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam,
Nxb Khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.
34. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
TIẾNG ANH
35. Nguyen Ngoc Chinh, Cao Thuy Chung, Vu Van Can, Nguyen Xuan Dung, Nguyen Kim Dao, Tran Hop, Tran Tuyet Oanh, Nguyen Boi Quynh, Nguyen Nghia Thin (1996), Vietnam Forest Trees, pp. ...-..., Agricultural