Đối với nước thải mang tính chất đặc trưng của các bệnh viện, nếu chỉ sử dụng quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học đơn thuần sẽ khó có thể giải quyết được các nguy cơ gây bệnh cũng như các chất khó phân hủy sinh học như thuốc kháng sinh, chất hoạt động bề mặt. Vì vậy để đảm bảo nước sau xử lý không chỉ đạt các chỉ tiêu thông thường về vi sinh mà còn bảo đảm được các chỉ tiêu về hóa học như các chất hữu cơ khó/không phân hủy sinh học, công nghệ tích hợp sẽ được áp dụng vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp kết hợp quá trình hóa học có mặt chất xúc tác (chất oxy hóa mạnh) và quá trình sinh học để khử dư lượng thuốc kháng sinh cũng như chất hoạt động bề mặt (tẩy rửa) mà không thể tự phân hủy sinh học.
Thuyết minh dây chuyền công nghệ xử lý:
Nước thải sẽ được đưa vào bể thu gom sau đó bơm qua bể điều hoà. Bể điều hòa có chức năng ổn định thành phần nước thải nhằm hạn chế việc gây sốc tải trọng cho vi sinh vật cũng như giữ cho hiệu quả xử lý nước thải được ổn định sinh học phía sau hoạt động hiệu quả. Nước thải sau khi vào bể điều hòa sẽ được bơm vào ngăn hòa trộn tại đây sẽ được cụm Oxy hóa nâng cao bằng Ozone có mắt chất xúc tác.Công nghệ sử dụng khí ozon (O3) kết hợp với chất xúc tác để chuyển hóa/ cắt mạch các chất hữu cơ khó phân hủy thành các chất hữu cơ dễ phân hủy, tạo điều kiện cần cho sự hoạt động hiệu quả của bể xử lý sinh học hiếu khí. Bên cạnh đó, ozon còn có khả năng khử lượng COD, độc tố, dự
lượng kháng sinh, vi khuẩn, mùi,…. trong nước thải cho hiệu quả xử lý cao nhờ vào khả năng oxy hóa cực mạnh của nó khi tiếp xúc với chất xúc tác trong nước thải ở điều kiện thích hợp.Trong công nghệ này, có sự sự có mặt chất xúc tác là H2O2 .Sự có mặt của H2O2
được xem như là tác dụng khơi mào cho sự phân hủy O3 thông qua ion HO2-
(hydroperoxit).Quá trình trên tạo ra gốc tự do có khả năng oxi hóa cực mạnh, có thể cắt phân tử dài, khó phân hủy thành phân tử ngắn hơn (COD giảm), hoặc triệt để ra CO2, H2O, N2… Nuớc thải sau khi qua ngăn oxi hóa nâng cao bằng OZONE sau đó nước tiếp tục chảy qua bể sinh học hiếu khí.Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của bọt khí và dạng dính bám. Từ đó chúng sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất lơ lửng và hoà tan thành thức ăn. Quá trình này diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu có bề mặt riêng lớn (nhờ O2 sục vào) sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để sinh khối làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Sau khi qua thiết bị này COD, BOD giảm 70-80%. Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng. Nước từ bể sinh học mang theo bùn hoạt tính chảy vào máng tràn của bể lắng ngang, nước thải được phân phối đều trên toàn diện tích mặt cắt ngang trong toàn bể lắng. Nguyên tắc lắng theo chiều ngang với thời gian lưu khoảng 2-3 giờ. Bể lắng được thiết kế sao cho nước chảy trong bể có vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi qua sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD giảm 70-75%. Phần nước trong trên mặt từ bể lắng ngang chảy vào bể khử trùng.Khi cho Clo vào nước, chất tiệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải.
Ưu, nhược điểm của quy trình công nghệ
Quá trình hoạt động ổn định ở bể lọc sinh học hiếu khí có vật liệu đệm cho vi sinh dính bám phát triển, ít sinh bùn, hiệu quả cao, dễ thi công. Tuy nhiên giá thành xây dựng cao.
NHẬN XÉT
Qua sự rèn luyện, trau dồi kiến thức cùng thời gian thực tập tại Công ty TNHH- TM-XD Môi Trường Nam Việt em nhận thấy bên cạnh việc học tập, nghiên cứu lý luận thì đi sau tìm hiểu thực tế là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Quá trình thực tập tổng quan là giai đoạn đầu của quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian này ngoài việc tìm hiểu, thu thập các thông tin và số liệu để hoàn thành báo cáo, em đã có cơ hội tìm hiểu hoạt động thực tế của nhà máy, các công trình xử lý nước , qua đó vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng và bổ ích giúp em có thể học hỏi, tiếp thu những kĩ năng, bước đầu tích luỹ được kinh nghiệm cho công việc trong tương lai.
Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học tập những kiến thức thực tế, đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu mà các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH-TM-XD Môi Trường Nam Việt đã giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua.