Một số đặc trưng của hoạt động Marketing xuất khẩu đối với hàng nông sản:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING XUẤT KHẨU (Trang 28 - 29)

nông sản:

Hoạt động marketing xuất khẩu hàng nông sản nói riêng mang nhiều nét khác biệt với các mặt hàng dịch vụ xuất khẩu bình thường. Có thể nói những nét khác biệt đó hình thành từ chính đặc điểm của hàng nông sản và cũng từ đó tạo ra đặc trưng của hoạt động marketing xuất khẩu đối với hàng nông sản:

III.1. Chính sách sản phẩm và chính sách giá thay đổi theo mùa vụ:

Hàng nông sản là mặt hàng đặc biệt chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, không những phải có một chính sách về phát triển sản phẩm dài hạn để chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường, mặt khác, với từng mùa vụ doanh nghiệp vẫn phải có những chính sách về giá và sản phẩm phù hợp. Bởi đối với mặt hàng nông sản, không phải bao giờ sản lượng đầu vào cũng do công ty quyết định mà do chính người sản xuất đầu tiên quyết định. Trong đó, đi cùng với biến động về sản lượng hàng năm (liên quan tới nhiều yếu tố khó dự đoán như: thời tiết, giống cây trồng,...) bao giờ cũng là biến động rất khó nắm bắt về giá.

Với đặc trưng về đầu vào của sản phẩm khó nắm bắt như vậy, dĩ nhiên chính sách về sản phẩm giá cả và sản phẩm của chiến lược marketing xuất khẩu cũng phải có đặc trưng khác biệt. Các chính sách này luôn phải đảm bảo tính ổn định về dài hạn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Một mặt, nó cũng phải duy trì được sự linh hoạt, có thể thích nghi nhanh chóng với tình hình thị trường để không rơi vào tình trạng bị động, khó cứu vãn tình thế.

Vì những tính chất như đã nói ở trên, đối với các chính sách về sản phẩm và giá, thông thường các doanh nghiệp không bao giờ chỉ đề ra một phương án. Các nhà quản trị luôn đảm bảo nguyên tắc linh hoạt bằng cách đưa ra các phương án kinh doanh cụ thể từ đầu mùa vụ và sẵn sàng thay đổi cho phù hợp với tình hình.

III.2. Chất lượng sản phẩm liên quan mật thiết với các quyết định về hình thức, tên gọi:

Đối với mặt hàng nông sản, các nhà quản trị luôn phải ghi nhớ một điều: Chất lượng sản phẩm của mình sẽ được khám phá ngay sau lần sử dụng đầu tiên. Nếu khách hàng có cảm giác không tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm do sự khác biệt giữa chất lượng và hình thức thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang mất đi một phần của thị trường. Do đó, để giữ thị phần không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải quyết định mẫu mã, hình thức, tên gọi sao cho phù hợp với chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như: Càphê, hạt tiêu và cao su, yêu cầu về chất lượng là rất cao, ngoài ra với mỗi loại sản phẩm mang ký hiệu riêng thì chất lượng đã được quy định thống nhất trên toàn thế giới. Và thông thường trên bao bì của những lô hàng lớn của hai loại sản phẩm này, việc ghi ký hiệu của sản phẩm là điều bắt buộc. Ví dụ: đối với cà phê chia ra hai loại chính là Robusta và Arabica, trong hai loại này lại chia ra các thứ bậc quy định chất lượng nhất định. Nếu trên bao bì sản phẩm ghi R122 thì có nghĩa trong bao bì là sản phẩm Robusta loại 1 kí hiệu chất lượng 22. Vậy nên, các quyết định về hình thức, tên gọi sản phẩm sao cho đúng với chất lượng lại càng quan trọng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING XUẤT KHẨU (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w