TP.Thanh Hóa
Mẫu số: S02c1 – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán chứng từ ghi sổ)
Tháng/ Năm
Tên tài khoản: Thuế GTGT được khấu trừ Số hiệu: 133 Ngày , thán Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu tài Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 G - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng ……… … …… …… ……….. ……….. …… …
………
…. ………… ……….. ……….. ………
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Sổ này có ....trang, đánh số từ trang sô 01 đến trang .... - Ngày mở sổ: ...
Ngày…. tháng… năm ….
Phương pháp hạch toán
Đối với doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ 1.1: Hạch toán thuế GTGT đầu vào. Trong đó:
(1) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ, TSCD trong nước.
(2) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCD.
(3) Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ. (4) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. (5) Thuế GTGT đã được hoàn.
(6) Thuế GTGT của hàng mua trả lại hoặc giảm giá hoặc được chiết khấu thương mại.
TK 133 TK 3331 TK 111,112,131,136,… (1)
TK 511,512,515
TK 111,112 (2) (5) TK 5211,5212,5213 (3) (6) TK 711 TK 711 (4)
Sơ đồ 1.2: Hạch toán thuế GTGT đầu ra Trong đó:
(1) Thuế GTGT đã được khấu trừ. (2) Thuế GTGT đã nộp NSNN
(3) Thuế GTGT của hàng bán trả lại, hàng giảm gía, hoặc chiết khấu thương mại. (4) Thuế GTGT phải nộp được giảm.
(5) Thuế GTGT đầu ra.
(6) Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính phát sinh.
(7) Thu nhập khác phát sinh.
Chú ý: đối với hàng bán bị trả lại.
Khi mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, người mua phải lập hóa đơn, trên hóa đơn hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách chất lượng, tiền thuế GTGT. Hóa đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai.
Nếu người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản nêu rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGt theo hóa đơn bán hàng, lý do trả hàng kèm theo hóa đơn trả cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.
Nếu người mua đã xuất hàng và lập hóa đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hóa không đúng quy cách chất lượng yêu cầu trả lại toàn bộ hoặc một
phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua, bên bán phải lập biên bản ghi rõ hàng hóa, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT, lý do trả hàng theo hóa đơn bán hàng đồng thời kèm theo hóa đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số và thuế GTGt đầu ra.
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp, khi phát sinh hàng bán bị trả lại ghi:
Nợ TK 5212/ có TK 111,112,131 (theo doanh thu bán hàng bị trả lại có cả thuế GTGT)..
Đối với trường hợp chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán:
Hàng hóa, dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng bán, dịch vụ thực tế đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối kỳ hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá.
Đối với doanh nghiêp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Quá trình hạch toán vẫn thực hiện như đối với phương pháp khấu trừ thuế nhưng trong quá trình hạch toán không xuất hiện TK 133 và TK 33311 do đó giá trị hàng hóa phản ánh trên các tài khoản 156, 157, 511, 512, 515, 711...là giá đã có thuế GTGT.
TK 331,111,112 (3) TK 152,211 TK 3331 (1) TK 6425 (5) TK 711 TK 111,112 (4) TK 635,811 (6) (2) (7)
Sơ đồ 1.3: Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Trong đó:
(1) Thuế GTGT khi mua vật tư hàng hóa, TSCĐ. (2) Thuế GTGT được miễn giảm, nhận lại bẳng tiền . (3) Thuế GTGT phải nộp khi mua hàng nhập khẩu. (4) Thuế GTGT đã nộp cho NSNN.
(5) Thuế GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. (6) Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài.
(7) Cuối ký kết chuyển thuế GTGT phải nộp.
Thuế VAT phải nộp trong kỳ 511
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC MẮM THANH HƯƠNG 3.1 Tổng quan về công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương.
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. Tên công ty:
- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương. - Công ty có:
Trụ sở chính tại: 198 Lê Lai, P.Đông Sơn, TP.Thanh Hóa. Điện thoại: (037)3852325
Mã số thuế: 2800123572
Công ty thành lập năm 1998 và đến nay đã có hơn 300 đại lý ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung và đại lý rải rác các huyện, thị, xã, thành phố trong tỉnh.
Vốn điều lệ:
18.000.000.000 đồng (18 tỷ)
Quyết định thành lập:
Công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 2800123572 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 02/10/1998.
Ngành nghề kinh doanh:
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
3.1.2 Tình hình tổ chức của công ty
3.1.2.1 Cơ cấu chung.
BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC MẮM THANH HƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Mai – 11010223 Trang 45
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PGĐ KHOA HỌC KỸ THUẬT PGĐ PHỤ TRÁCH CHUNG CS HẢI CHÂU PGĐ TỔ CHỨC & XÂY DỰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KT TÀI VỤ CỬA HÀNG TẠI TP TẠI HẢI CHÂU Tổ chế Tổ tổng Tổ đóng Tổ lái Tổ bảo Tổ hành chính KT Chung KT Bán Thủ quỹ Thủ kho
Phòng kế toán công ty CP nước mắm Thanh Hương
Sơ đồ 2.1: Bộ máy công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Công ty hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Công ty, có trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc Công ty.
Giám đốc điều hành: do Hội đồng quản trị bầu ra thông qua Đại hội đồng cổ đông. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo mục tiều, định hướng mà Đại hội đồng, Hội đồng quản trị đã thông qua.
Phó giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra, điều hành những cộng việc đã được Hội đồng quản trị và Giám đốc giao. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và Giám đốc điều hành về lĩnh vực được phân công.
Các phòng ban: có chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo, trực tiếp quản lý các đơn vị trực thuộc.
Các XN thành viên: đứng đầu là Giám đốc các xí nghiệp. Chịu trách nhiệm tổ chức và đôn đốc các hoạt động theo kế hoạch từ Ban giám đốc.
3.1.2.2. Cơ cấu phòng kế toán
Công ty cổ phần Nước mắm Thanh Hương tổ chức bộ máy tập trung, thu nhập xö lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán đồng thời phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra kế toán.
Phòng kế toán tài vụ tổ chức hạch toán kế toán các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ của Công ty đối với nhà nước thông qua các khoản nộp ngân sách. Cụ thể như sau:
- Ghi chép phản ánh, giám sát việc bảo quản,sử dụng tài sản, phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ghi chép phản ánh toàn bộ vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn của Công ty.
- Tính toán, phản ánh được thu nhập và chi phí, xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo.
- Thực hiện việc kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm tra của Nhà nước .
Bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ. Dù mỗi bộ phận đều có chức năng riêng, nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để tham mưu cho Giám đốc Công ty có những quyết định quản trị đúng đắn, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển
Sơ đồ 2.2: Hệ thống kế toán
Phòng kế toán công ty CP nước mắm Thanh Hương
Kế toán trưởng: Phân chia công tác kế toán trong Công ty thành các bộ phận KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Kế toán giá thành Kế toán
thanh toán & TSCĐ
nghiệp vụ, lựa chọn cán bộ thích hợp phụ trách từng bộ phận nghiệp vụ kế toán đồng thời tổ chức sử dụng các công cụ quản lý thích hợp để phục vụ công tác hạch toán kế toán. Hiện nay phòng kế toán Công ty gồm 5 người được phân bổ như sau:
Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng, phụ trách chung, phụ trách công tác tổng hợp và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán thanh toán, theo dõi công nợ: Có nhiện vụ theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ thanh toán theo từng đối tượng, báo cáo công nợ chi tiết toàn Công ty.
Kế toán tổng hợp tiêu thụ, theo dõi kho hàng và thanh toán thuế: Theo dõi doanh thu bán hàng trực tiếp từ kho Công ty. Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào sổ theo dõi bán hàng và lập các phiếu kê khai thuế.
Kế toán bán hàng: Trực tiếp viết hoá đơn bán lẻ hàng hoá và có nhiệm vụ tổng hợp hàng ngày và cuối tháng chuyển cho kế toán tổng hợp tiêu thụ.
Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, chi hợp lệ để xuất, nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, chi. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán.
3.1.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
3.1.3.1. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
Chế độ kế toán đang áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Theo QĐ 48/2006/ QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài Chính
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ Việc ghi sổ kế toán bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Phòng kế toán công ty CP nước mắm Thanh Hương
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
3.1.3.2. Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp khấu hao: Đường thẳng (Theo năm sử dụng) - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại
- Nguyên tắc đánh giá hàng hoá: Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền, kiểm kê thực tế (đối chiếu sổ sách)
- Giá thành đơn vị sản phẩm: Tính riêng cho từng loại sản phẩm trong mỗi kỳ quyết toán.
- Ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận trên cơ sở hoá đơn đã phát hành và được người mua chấp nhận thanh toán.
3.1.3.3. Phương pháp nộp thuế GTGT:
Theo phương pháp khấu trừ
3.2. Nội dung công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương.
3.2.1 Kê khai, khấu trừ, nộp và hoàn thuế GTGT
3.2.1.1. Một số quy định chung về việc lập tờ khai thuế
Trong tờ khai thuế GTGT có sử dụng một số ký tự viết tắt như sau: - “GTGT” là các ký tự viết tắt của cụm từ “giá trị gia tăng”
- “CSKD” là các ký tự viết tắt của cụm từ “cơ sở kinh doanh” - “HHDV” là các ký tự viết tắt của cụm từ “hàng hóa, dịch vụ”.
Cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của kỳ kê khai thuế (tháng... năm....) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ [01] đến [09] như:
- [01] : Kỳ tính thuế : tháng 03 năm 2014
- [02] : Người nộp thuế : Công ty Cổ phần nước mắm Thanh Hương - [03] : Mã số thuế : 2800123572
- [04] : Địa chỉ trụ sở : 198 Lê Lai, Phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa - [05] : Quận/huyện :Phường Đông Sơn
- [06] : Tỉnh/thành phố : Thanh Hóa - [07] : Điện thoại : 0373852325
Nếu có sự thay đổi các thông tin từ mã số [02] đến mã số [09], CSKD phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các