Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám:

Một phần của tài liệu Văn học hiện đại 3 (Trang 26)

II- QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC: Tác phẩm tiêu biểu:

1. Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám:

a. Tập thơ Lửa Thiêng:

* Huy Cận bắt đầu sáng tác từ năm 1936 bằng những bài bình luận văn học đăng trên các báo Tràng An, Sông Hương; với bút danh Hán Quỳ.

- Từ 1938, Huy Cận có thơ trên báo Ngày nay. Tập thơ đầu tay Lửa Thiêng

ra mắt độc giả vào tháng 11-1940, (bằng tiền tái bản tập Thơ Thơ của Xuân Diệu). Ðây là

- Gồm 50 bài, một số đã đăng báo, Lửa Thiêng nhanh chóng được độc giả nhiệt liệt đón nhận. Chính ngọn lửa thiêng thắm đượm tình người, tình đời đã giúp Huy Cận có được vị trí tiêu biểu trong làng thơ Mới, giai đoạn cực thịnh của nó.

* Lửa Thiêng trước hết là tiếng lòng của một thanh niên mới lớn (21 tuổi) đang thể hiện niềm vui, nỗi buồn của chính mình. Như đa số thơ Mới, tập thơ lấy tuổi trẻ và tình yêu làm đề tài chủ yếu. Nhưng giữa lúc độc giả đã quá quen thuộc với giọng nỉ non, sầu não trong thơ Mới thì những cung bậc tình yêu dễ thương ở lứa tuổi học trò, lứa tuổi còn nhiều e ấp vẩn vơ, chưa nhuốm mùi nhục cảm - có sức hấp dẫn mới lạ:

Ðường trong làng: hoa dại với mùi rơm Người cùng tôi đi giữa đường thơm

Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng Ðất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng Lần lượt buông màn nhẹ vướng chân lâu ... Một buổi trưa không biết ở thời nào

Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao Có cu gáy, có bướm vàng nũa chứ Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự

(Ði giữa đường thơm)

* Nhưng tình yêu ấy vẫn không bền, nhanh chóng rơi vào vô vọng. Bởi có một nỗi u hoài thường trực trong tâm hồn, bắt nguồn sâu xa từ bi kịch bế tắc, vỡ mộng. Thành ra, thơ Huy Cận vừa hồn nhiên nhất vừa buồn nhất trong các nhà thơ

Mới.

Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại

Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang Sầu đã chín, xin người thôi hãy hái Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường (Trình bày)

- Buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến Lửa Thiêng như bản ngậm ngùi dài. Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,...đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi

đất này (Hoài Thanh). Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn

vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng ...tủi nắng sầu mưa. Cũng đất nước mà nặng buồn sông núi.

- Cái buồn trong Lửa Thiêng không xuất phát từ bi kịch cá nhân nhà thơ mà gắn nhiều hơn với tâm trạng xã hội, với ý thức về thân phận nô lệ của cả một thế hệ. Trong lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên, Xuân Diệu có nhận xét: Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân,

đang độ trẻ măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương ngừa áy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.

- Triền miên trong buồn thương nhưng Huy Cận không mất hút vào cõi siêu hình hay chán chường, tuyệt vọng- như không ít nhà thơ Mới. Nhà thơ vẫn tha thiết, chân thành hướng về phần thiên lương cao đẹp của cuộc đời; cảm nghe được hồn thiêng đất nước, hương vị nồng đượm của quê hương và nhựa sống tiềm tàng trong nhành cây ngọn cỏ:

Luống đất thơm hương mùa mới dậy

Bên đường chân rộn bước trai tơ Cành xanh cành đẹp xui tay với Sông mát tràn xuân nưóc đậm bờ

(Xuân)

Lửa Thiêng được viết bằng một nghệ thuật vững vàng, độc đáo. Âm hưởng

chủ đạo: nhẹ nhàng, thâm trầm, hướng vào nội tâm. Lời thơ, ý thơ tự nhiên, không cầu kỳ rắc rối. Cảnh sắc ít đường nét, giản ước, thanh thoát; tạo được ấn tượng về một không gian bàng bạc, xa vắng, đậm đà phong vị Ðường thi (Tràng giang, Buồn đêm mưa). Ngoài những thể

thơ Mới khá phổ biến, Huy Cận đặc biệt thành công ở thể lục bát truyền thống. Với âm

hưởng phong phú, hình ảnh mới mẻ, nhà thơ đã góp phần khẳng định khả năng biểu hiện tinh tế của thể thơ dân tộc này (Ngậm ngùi, Buồn đêm mưa, Thuyền đi, Trông lên, Chiều xưa,...).

Những bài thơ tiêu biểu: Tràng giang, Buồn đêm mưa, Ngậm ngùi, Vạn lý tình, Ði

giữa đường thơm, Tình tự, Thuyền đi, Chiều xưa, Ðẹp xưa, Trình bày, Mai sau.

b. Từ sau Lửa Thiêng:

- Trong bối cảnh xã hội ngày càng đen tối, thơ Mới dần đi vào ngõ cụt. Mỗi nhà thơ loay hoay tìm lối thoát cho riêng mình. Huy Cận thoát ly vào vũ trụ và thiên nhiên. Ông hoàn chỉnh cả một hệ thống triết lý ngợi ca niềm vui siêu thoát ấy trong tập văn xuôi Kinh cầu tự, năm 1942. Nhà thơ kêu gọi mọi người trở về hòa nhập vào tạo vật, tìm nguồn vui từ thiên nhiên vũ trụ: Có lẽ tạo vật đau thương, đất trời vắng lạnh vì nỗi lòng ta xa cách

tạo vật đó thôi. Ta hãy trở về, ta hãy nhập cuộc, có nhịp sống đưa nâng, có dòng đời xô đẩy, cái vui lớn, cái vui trọng đại dâng sóng tràn khắp cõi đời.

- Triết lý ấy được thể hiện đầy đủ, cụ thể trong Vũ trụ ca - tập thơ viết năm 1942, chưa in thành sách. Thoát vào vũ trụ, hồn thơ Huy Cận - với những cảm xúc mới lạ - trở nên khoáng đạt, mạnh mẽ hơn. Nhà thơ say sưa với cái vô cùng của trời đất, trăng sao. Nhiều tứ thơ hay, nhiều hình ảnh rực rỡ xuất hiện:

+ Trời thắm duyên rằm vừng nhạc mở

Chuông sao rung nhớ, tiếng vàng bay Lượng vui muôn kiếp cân đầu sóng Biển rủ rê lòng nhập cuộc say

(Lượng vui) + Trời xanh ran lá biếc

Gió thổi miền bất diệt Mây tạnh đất hồng hoang

(Trời, Biển, Hoa, Hương)

Huy Cận như gặp lại niềm vui thuở trước, lại hân hoan, hồ hởi và rạo rực những khát khao của tuổi trẻ:

Ta vận tấm xuân đi hớn hở

Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời Thân cũng hát lừng cao nhịp lửa

Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi. (Áo xuân)

- Nhưng một điều rất dễ nhận ra: cái vui trong Vũ trụ ca là vui gượng, cố vui nên không trọn vẹn, vẫn mang vẻ chông chênh, vô vọng. Cho nên đôi khi để đạt ý đồ nghệ thuật, tác giả rơi vào cường điệu, cầu kỳ; hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng. Tình thì mới nhưng ý tứ dễ đơn điệu, cũ mòn. Ðiều này là tất nhiên, bởi dù có trốn tận đâu vẫn không chạy khỏi chính mình. Chính cái Tôi giàu cảm xúc, nặng tình với đất nước, dân tộc đã không để yên nhà thơ trong sự huyễn hoặc:

Về đâu những bước thời gian đã

In dấu mong manh trên cánh đào? Về đâu hạt bụi vàng thao thức Theo bánh xe quay vòng khát khao?

Về đâu ?... Câu hỏi cứ lặp đi lặp lại như một ám ảnh, day dứt khôn nguôi về

ngày mai, về ý nghĩa của kiếp người.

Những bài thơ tiêu biểu: Xuân hành, Lượng vui, Áo xuân, Triều nhạc,...

*** Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận là một trong số những nhà thơ tiêu

biểu của thơ Mới. Thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước, khao khát được hiến dâng tuổi trẻ và tài năng; nhưng khi vấp phải thực trạng xã hội, những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn. Như nhiều nhà thơ lãng mạn khác, Huy Cận giai đoạn này ít thơ vui hơn thơ buồn. Luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng trang thơ của ông, nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm thông, trân trọng.

Một phần của tài liệu Văn học hiện đại 3 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w