Quy trình áp dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xây dựng và ảnh hưởng của tường ngầm lên biến động thủy động lực và hình thái ven bờ biển Nam Định (Trang 50)

Cơ sở khoa học của quy trình được dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trên mô hình vật lí, các công thức thực nghiệm kết hợp với những tính toán kiểm nghiệm trên mô hình toán.

Để TPS phát huy tối đa hiệu quả giảm sóng bảo vệ bờ. Trước khi ứng dụng loại công trình này vào thực tế, ta cần có những tính toán trên mô hình toán và các công thức thực nghiệm. Để tìm ra bộ tham số tường tối ưu nhất.

a- Những khu vực thích hợp đặt TPS chắn sóng đơn lẻ

- Thường là những khu vực có hướng sóng chủ đạo vuông góc với bờ. - Dòng chảy dọc bờ nhỏ

- Nếu một khu vực không thỏa mãn các điều kiện trên thì cần thiết phải bố trí hệ thống tường kết hợp thêm các công trình khác như kè chữ T, mỏ hàn

b- Vị trí đặt tường (X)

Vị trí đặt tường giảm sóng phụ thuộc vào mục đích của việc khai thác, sử dụng đối với vùng bãi cần được bảo vệ.Nhìn chung tường đặt càng gần bờ càng kinh tế, nhưng về hiệu quả kỹ thuật thì phải xét đến những vấn đề sau:

- Khi đặt tường giảm sóng quá xa bờ, sóng vỡ đợt đầu xảy ra ở vị trí tường, ở sau tường sóng có thể phục hồi làm giảm hiệu quả công trình.

- Khoảng cách giữa mép nước (lấy đường mép nước trung bình) và tường giảm sóng lấy khoảng 1,01,5 chiều dài sóng nước sâu.

c- Chiều dài tường giảm sóng (Ls)

Chiều dài tường giảm sóng được xác định theo quan hệ với chiều dài sóng nước sâu và khoảng cách giữa vị trí đặt tường với đường mép nước như sau:

Tổng hợp cả hai trường hợp tạo bãi nổi và Tomblo ứng với cả hai thí nghiệm tường ngập nước và không ngập nước xác định khoảng Ls như sau: 0.5X≤Ls≤2.0X.

47

Trong quan hệ với chiều dài sóng nước sâu chiều dài tương Ls được xác định theo điều kiện: 1.8Lo ≤Ls≤ 3.0Lo.

d- Cao trình đỉnh tường (d,Rc)

- Đỉnh tường giảm sóng được xác định theo yêu cầu giảm sóng. Để phát huy được hiệu quả của tường cần lấy giá trị đỉnh tường sao cho chiều cao của tường d ≥ 0.7h– h là độ sâu nước tại công trình (Tính theo MNTB)

e- Chiều rộng (B)

- Dựa trên các kết quả thí nghiệm, giá trị bề rộng đỉnh tường cần phải thỏa mãn điều kiện B/h≥1. Còn tùy thuộc vào các điều kiện về địa chất công trình, kinh phi thi công ta sẽ xác định giới hạn trên cho giá trị B để phù hợp với thực tế nhất.

e- Khoảng cách giữa các tường(G)

- G được xác định theo điều kiện L ≤ G ≤ 0.8 Ls trong đó L là chiều dài sóng tại đỉnh công trình được xác định theo công thức L = T gh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xây dựng và ảnh hưởng của tường ngầm lên biến động thủy động lực và hình thái ven bờ biển Nam Định (Trang 50)