IV. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
2. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp
trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá là tiền đề để nâng cao đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ của nhà quản lý và khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu của mình. Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đựơc trong nền kinh tế thị trường đều phải quan tâm và coi trọng vấn đề này.
1. Các yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu.
- Phải đảm bảo tính chính xác và khoa học: Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo lượng hoá được kết quả, đảm bảo kết hợp phân tích định lượng với phân tích định tính.
- Phải đảm bảo tính chính xác và thực tiễn: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính toán phải dựa trên cơ sở số liệu thông tin thực tế, đơn giản, dễ hiểu. Không nên sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa có đủ điều kiện để sử dụng nó.
+ Phải đảm bảo tín toàn diện và hệ thống.
+ Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả phải đảm bảo tính so sánh và kế hoạch hoá.
2. Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp doanh nghiệp
2.1. Sự nổi tiếng của nhăn hiệu sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường trường
So với các sản phẩm hàng hoá của đối thủ cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp đứng ở vị trí nào? (ngang tầm, vượt trội hay kém hơn). Trong nền kinh tế sự cạnh tranh là điều tất yếu nên vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa được quan tâm chú ý hơn bao giờ. Sự lưu lại trong trí nhớ của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn. Chỗ đứng, vị thế trên thị trường sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc tiêu thụ. Có thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm của mình và củng cố uy tín với khách hàng là nhiệm vụ của tất cả các doanh nghiệp. Trong tâm lý tiêu dùng, yếu tố nhãn hiệu sản phẩm chiếm một phần tương đối trong quyết định mua hàng. Có khách hàng mua hàng này cũng chỉ vì “mác” của nó.
2.2. Mức độ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ hợp lý và hiệu quả của các giải pháp marketing được áp dụng tại doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp tốt thì doanh nghiệp sẽ tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường nhằm tăng lượng hàng bán, củng cố vị thế doanh nghiệp
Thị phần doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua các khía cạnh như khu vực thị trường, tỷ lệ khách hàng hiện tại và tiềm năng mà được khai thác trong tương lai. Để xác định chỉ tiêu này, doanh nghiệp phải căn cứ vào các số liệu thống kê kinh tế và tổng mức tiêu thụ mặt hàng cùng loại trong cả năm của toàn nền kinh tế. Từ đó xác định thị phần doanh nghiệp mình chiếm bao nhiêu phần trăm?, ở mức nào?. Nếu thị phần của doanh nghiệp càng lớn điều này cho thấy dấu hiệu khả quan về sự duy trì đứng vững trên thị trường của doanh nghiệp.