Thứ nhất: Sổ sách sử dụng
Phòng kế toán nên lập một hệ thống sổ sách để theo dõi các chi phí phát sinh của từng mặt hàng để tiện cho việc mua và bán . Mặc khác nó còn cho phép doanh nghiệp có thể xác định được hao phí cần thiết từ đó có thể lập các chi phí nhằm hạ thấp các chi phí không cần thiết góp phần tăng lợi nhuận cho công ty .
Mẫu theo dõi các chi phí có thể lập như sau
Đơn vị : DNTNTM Trường Hằng Địa chỉ : Tiểukhu 6, thị trấn Tĩnh Gia
SỔ THEO DÕI CÁC CHI PHÍ PHÁT SINH
Mặt hàng : nước mắm
Ngày Nhập Xuất
Diễn giải Số tiền Diễn giải Số tiền
03/03 Chi phí vận chuyển 1.800.000 Chi phí môi giới 200.000
GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
Tk 151 : Doanh nghiệp nên sử dụng TK 151 hàng mua đang đi đường để hạch
toán nghiệp vụ hóa đơn về, hàng chưa về
Doanh nghiệp không thực hiện hạch toán nghiệp vụ hóa đơn về hàng chưa về mặc dù thực tế nó đã xảy ra trường hợp này. Như vậy kế toán sẽ không có được thông tin chính xác về tình hình hiện có và sự biến động của hàng mua đang đi đường. Do đó công ty nên sử dụng TK 151 để hạch toán nghiệp vụ hàng đang đi đường. Trình tự hạch toán như sau:
Trong tháng , nếu hóa đơn về, hàng chưa về thì kế toán lưu hóa đơn vào tập hồ sơ” hàng mua đang đi đường” . nếu trong tháng hàng về thì ghi sổ bình thường nhưng nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì hạch toán vào TK 151, sang tháng hàng về thì hạch toán vào nợ TK 1561. Ví dụ như nghiệp vụ phát sinh ngày 04/03/2014. Cuối tháng hàng chưa về căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi
Nợ TK 151: 70.000.000 Nợ TK 133 7.000.000 Có TK 331 77.000.000 Sang tháng hàng về Nợ TK 156: 77.000.000 Có Tk 151 : 77.000.000
Thứ 3: Công tác kiểm kê hàng hóa
Khi hàng hóa về, đơn vị tiến hành nhập kho. Trên thực tế không phải lúc nào số thực nhập cũng khớp với số ghi trên hóa đơn chứng từ. do vậy doanh nghiệp nên sử dụng mẫu “ biên bản kiểm nhận hàng nhập”. Với việc theo dõi hàng thừa thiếu, kế toán nên lập bảng kê theo dõi TK 1381 và TK 3381
Thứ 4 : Công tác marketing
Đổi mới và hoàn thiện phương pháp xác định khối lượng hàng hoá mua vào +Doanh nghiệp phải xác định khối lượng mua vào dựa trên mức bán ra, kế hoạch bán ra là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua vào. Việc xây dựng kế hoạch bán ra doanh nghiệp phải đi nghiên cứu nhu cầu thị trường. Để xác định được nhu cầu thị trường doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề :
GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
doanh mặt hàng nào, mặt hàng nào đang kinh doanh trên thị trường mà nhu cầu không có hoặc rất ít, số lượng hàng hoá nên kinh doanh là bao nhiêu, chất lượng chủng loại hàng hoá là như thế nào.
GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
KẾT LUẬN
Hàng hoá có vị trí rất quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại với lượng vốn dự trữ hàng hoá chiếm khoảng 80-90% trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Muốn kinh doanh được thì các doanh nghiệp thương mại phải có hàng hoá mà trước hết là thực hiện tốt qúa trình thu mua đầu vào. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán mua hàng một cách đúng đắn là điều cần thiết để quản lý tốt quá trình này và góp phần quyết định đến công tác kế toán. Tổ chức kế toán mua hàng gắn liền tình hình thanh toán với người bán sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động thu mua hàng hoá.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, qua thời gian thực tập nghiệp vụ tại phòng kế toán của doanh nghiệp tư nhân Trường Hằng, em nhận thấy công tác kế toán mua hàng của doanh nghiệp có những điểm mạnh cũng nhưng cũng có những điểm chưa hoàn thiện. Vì vậy em đã chọn đề tài này để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và hiểu biết có hạn, trong chuyên đề này em mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của công tác mua hàng nói chung, thực trạng tại doanh nghiệp tư nhân Trường Hằng. Từ cơ sở lý luận góp phần làm sáng tỏ hơn những tồn tại trong công tác kế toán mua hàng tại doanh nghiệp.
Một lần nữa en xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa kế toán, đặc biệt là thầy giáo Trần Hải Long, cùng toàn thể các cô, các bác trong phòng kế toán của doanh nghiệp tư nhân thương mại Trường Hằng đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này.
Thanh Hóa, Ngày 12 tháng 6 năm 2015
GVHD: Th.S. Lê Thị Hồng Sơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Kế toán tài chính doanh nghiệp phần 1_Hoàng Thị Nguyên
2) Sách kế toán tài chính doanh nghiệp 3 của NCS, ThS Hồ Văn Nhàn- ThS Nguyễn Hữu Phú.
3) Báo cáo tài chính chứng từ và sổ sách : Nhà xuất bản tài chính Hà Nội năm 2006, quyển 2.
4) Tổ chức công tác kế toán : TS Nguyễn Thị Kim Hương
5) Sách kế toán Thương mại và dịch vụ của TH.S. Nguyễn Phú Giang. Nhà xuất bản tài chính năm 2006.