Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 35)

Lập phương án gặp gỡ khách hàng Tiến hành gặp gỡ khách hàng

Lập phương án khắc phục Thực thi phương án khắc phục

(1) Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngân hàng. Việc trích lập quỹ dự phòng ở nước ta hiện nay áp dụng theo Điều 8 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN như sau:

Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:

Nhóm 1 : 0% Nhóm 2 : 5% Nhóm 3 : 20% Nhóm 4 : 50% Nhóm 5 : 100%

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ tính theo công thức:

R = max (0, (A-C))* r

Trong đó,

R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : Số dư nợ gốc của khoản nợ.

C : Gía trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

(2) Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khi khoản vay được hoàn trả một phần hoặc tất cả mà không sử dụng tới luật pháp. Hoặc ngân hàng có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý của hợp đồng tín dụng.

(3) Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Ngoài ra ngân hàng còn có thể tham gia cho vay đồng tài trợ giúp san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w