mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc (1954-1975)
Đây là một thời kỳ dài, nội dung trưng bày rất rộng và phong phó
trong giai đoạn này chủ yếu các tài liệu hiện vật trưng bày nói về tình đoàn kết giữa hai miền Nam–Bắc và đặc biệt là tình cảm tiếc thương của đồng bào khi Bác mất.
Đây là một điểm nhấn cảm xúc, và giải pháp mỹ thuật đưa ra là nhằm giải quyết những vấn đề đó.
Trong hành trình tham quan người xem sẽ thấy mét khoảng không gian được trưng bày để tạo nên không khí thiêng liêng, đó là gian tang lễ,(h.28) gian tang lễ này được làm theo kiểu kiến trúc của đình, chùa cổ của người Việt chất liệu bằng gỗ –một loại chất liệu dân téc, với vòm mái cong hình đầu đao. Không gian trang trọng này làm cho người tham quan nh nhí lại hành trình tham quan theo “con đường Hồ Chí Mnh” với những hiện vật đầy sức thuyết phục về cuộc đời của mét con người vì dân téc vì hoà bình hữu nghị hợp tác quốc tế.
Gian tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với phần trưng bày về lễ tang Người là một trong những trọng tâm trưng bày của bảo tàng còng như là trọng tâm của giải pháp mỹ thuật ở chủ đề này. Không gian của gian trưng bày này khá rộng, bố cục theo hình vuông, ở chính giữa là gian đặt bàn thờ có kiến trúc như một ngôi đình cổ Việt Nam, nhằm gợi lên không khí thiêng liêng ,và cũng đồng thời cũng muốn nói lên công lao của Bác như nhòng vị tướng vị vua có công to lớn với non sông đất nước, thường vẫn được lập đền thờ. Phía sau đền thờ là bức tường bằng kính trong màu xanh trong có nổi
còn có ý nghĩa tượng trưng cho bầu trời Hà Nội–những ngày đầu tháng 09 năm 1969, những khối tròn nổi lên như bọt khí trong khối tường thuỷ tinh được bố trí một cách có nhịp điệu Êy lại có ý nghĩa như những giọt nước mắt của nhân dân ta khi nghe tin bác mất, và cũng là những giọt nước mưa của trời xanh trong ngày quốc tang Êy.
Sỡ dĩ các nhà thiết kế mỹ thuật đưa ra cách giải quyết như vậy là có ý tưởng muốn gợi lại không khí những ngày Bác cuối đời, trong những ngày đó bầu trời Hà Nội mưa không ngớt, người dân cả nước khóc thương và bầu trời cũng giường như muốn chia sẻ cùng dân téc Việt Nam lòng tiếc thương vô hạn. Phía bên phải của đền thờ tượng trưng này là những giải kim loại dát mỏng tượng trưng cho những dòng nước mắt, những giải băng tang được gửi đến từ khắp nơi trên thế giới. Và sát theo bức tường nghệ thuật này là những vòng hoa, lẵng hoa bằng chất liệu thạch cao, đã được nghệ thuật hoá tượng trưng cho hàng ngàn lẵng hoa, vòng hoa khắp nơi trên thế giới gửi đến Hà Nội trong những ngày Bác ra đi.
Trong không gian đền thờ này còn có một số hiện vật cũng góp phần khá quan trọng vào giải pháp mỹ thuật trong việc thể hiện tình cảm của Người đối với đồng bào cả nước, lời dặn dò gửi lại cho toàn thể dân téc đó là bản di chúc của Người ,trưng bày bản in giấy đã năm1969 (trang đầu là bản in bót tích bản viết của Người năm 1969, và là bản di tích được công bố năm 1969 trong tang lễ truy điệu của Người tại quảng trừơng Ba Đình năm 1969 ). Hay chiếc lư hương bằng đồng do đoàn dân téc giả phóng miền Nam ,dẫn đầu là đồng chí Nguyễn Thị Định ra thăm Bác sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời , tham gia như một sự cụ thể hoá tình cảm của đồng bào Miền Nam đối với người, chiếc đồng hồ nhãn hiệu gemany(Đức) (đây là chiếc đồng hồ đã được để ở phòng của Người trong những ngày cuối đời) kim đồng hồ dừng lại ở điểm 9h47phút khi Người vĩnh biệt chúng ta vào ngày 2- 9 -1969 góp phần vào bố cục và thể hiện nội dung của giải pháp mỹ thuật trong chủ đề này.
Bước vào không gian này người tham quan sẽ thực sự thấy tràn ngập cảm xúc thiêng liêng tiếc thương mà không tang tóc đìu hiu.Các nhà thiết kế mỹ thuật đã thực sự thành công trong việc sử dụng nghệ thụât tạo hình tiêu biểu là nghệ thuật sắp đặt, điêu khắc kiến tróc cùng kết hợp lại đề tạo nên một không gian Tang lễ trang nghiêm mà thân thiện thể hiện đúng tình cảm mà nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới dành cho Hồ Chí Minh.