Lý luận chung về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 27)

khoán

1.2.1 Khái niệm đầu tƣ và đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán

Đầu tƣ nƣớc ngoài (đầu tƣ quốc tế) là một quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (tổ chức, cá nhân) đƣa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nƣớc tiếp nhận đầu tƣ để thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận vào đạt đƣợc các hiệu quả xã hội. Về bản chất, đầu tƣ quốc tế là những hình thức xuất khẩu tƣ bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lƣợc thâm nhập chiếm lĩnh thị trƣờng của các công ty, tập đoàn nƣớc ngoài hiện nay. Cùng với hoạt động thƣơng mại quốc tế, hoạt động đầu tƣ quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lƣu có tính quy luật trong liên kết hợp kinh tế toàn cầu hiện nay. Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ và đơn vị tiếp nhận đầu tƣ thì đầu tƣ quốc tế thƣờng đƣợc chia làm ba hình thức chủ yếu là đầu tƣ gián tiếp, tín dụng quốc tế và đầu tƣ trực tiếp. Trong khuôn khổ của đề tài, ta sẽ chỉ đề cập tới lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán.

Khi đó nếu chủ đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phiếu (ở mức tối đa nào đó), trái phiếu (không giới hạn mức tối đa) của các doanh nghiệp và chính phủ nƣớc sở tại mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tƣợng mà họ bỏ vốn đầu tƣ thì đƣợc gọi là đầu tƣ gián tiếp dƣới dạng FPI- Foreign Portfolio Investment. ở đây quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau. Còn khi chủ đầu tƣ nƣớc ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép

21

họ trực tiếp tham gia điều hành đối tƣợng họ bỏ vốn đầu tƣ thì đƣợc gọi là đầu tƣ trực tiếp FDI – Foreign Direct Investment. Trong trƣờng hợp này quyền sở hữu vốn thống nhất với quyền sử dụng vốn.

1.2.2 Đặc điểm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Đầu tƣ gián tiếp dƣới dạng FPI: Đây là hình thức đầu tƣ quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ bằng hình thức mua cổ phần của các công ty ở nƣớc sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tƣợng mà họ bỏ vốn đầu tƣ, và có một số đặc điểm sau:

- Phạm vi đầu tƣ có giới hạn vì các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ quyết định mua cổ phần của những doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc có triển vọng phát triển trong tƣơng lai..

- Số lƣợng cổ phần của các công ty nƣớc ngoài đƣợc mua bị khống chế ở mức độ nhất định tuỳ theo từng nƣớc.

- Chủ đầu tƣ nƣớc ngoài không tham gia điều hành hoạt động doanh nghiệp, do đó bên tiếp nhận đầu tƣ có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh.

- Tuy doanh nghiệp đầu tƣ không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý nhƣng thay vào đó, doanh nghiệp có khả năng phân tán rủi ro kinh doanh trong những ngƣời mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.

Ranh giới phân biệt giữa FPI và các nguồn vốn khác không rõ rệt. Xét về bản chất, điều khác nhau cơ bản giữa FDI và FPI chính là ở chỗ có hay không sự tham gia quản lý doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên khi lƣợng FPI đạt đến một mức độ nhất định thì sẽ có sự chuyển hoá về chất, nghĩa là khi đã nắm trong tay một số lƣợng cổ phiếu đủ lớn, nhà đầu tƣ có thể tham gia vào quá trình quản lí doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ và FPI sẽ trở nên ổn định hơn. Hình thức này có ƣu điểm là khi có sự cố trong kinh doanh xảy ra với xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì các chủ đầu tƣ ít bị thiệt hại vì vốn đầu tƣ

22

đƣợc phân tán trong số đông những ngƣời mua cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác bên tiếp nhận vốn đầu tƣ hoàn toàn chủ động vốn kinh doanh theo ý đồ của mình một cách tập trung. Tuy nhiên, hình thức này có nhƣợc điểm lớn là hạn chế khả năng thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài vì họ khống chế mức độ đóng góp vốn tối đa. Hơn nữa do bên nƣớc ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tƣợng mà họ bỏ vốn đầu tƣ nên hiệu quả sử dụng vốn thƣờng không cao.

1.2.3 Kinh nghiệm của các nƣớc về sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài vào thị trƣờng chứng khoán

Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và vận hành thị trƣờng chứng khoán, phần lớn các nƣớc trên thế giới đều đƣa ra những chính sách cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng chứng khoán với hình thức và quy mô phù hợp với đặc điểm riêng của từng quốc gia. Vấn đề đặt ra không phải có cho phép ngƣời nƣớc ngoài đầu tƣ hay không mà là chính sách đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ra sao? Quản lý các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ thế nào để phát huy đƣợc những mặt tích cực và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực đối với một thị trƣờng mới bắt đầu hoạt động. Hiện nay có hai xu hƣớng mâu thuẫn nhau trong việc cho phép ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng chứng khoán: có nƣớc muốn mở cửa thị trƣờng chứng khoán để thu hút nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc phát triển; có nƣớc lại lo ngại về sự lấn át, thâu tóm hay chi phối của nƣớc ngoài trong hoạt động phát triển thị trƣờng chứng khoán đối với nền kinh tế của nƣớc mình. Ví dụ tại Hồng Kông, thị trƣờng chứng khoán là một thị trƣờng mở, ngƣời nƣớc ngoài không bị hạn chế trong những hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán. Ngƣời nƣớc ngoài có thể sở hữu 100% số cổ phiếu của các công ty niêm yết (trừ một trƣờng hợp của công ty truyền hình TVB, ở đó ngƣời nƣớc ngoài đƣợc sở hữu giới hạn đến 10% cho một cá nhân và 49% tổng vốn niêm yết). Trong giao dịch chứng khoán, không phân biệt là ngƣời cƣ trú hay không cƣ trú ở Hồng Kông, không yêu cầu dự trữ và

23

không kiểm soát ngoại hối, cho phép các Ngân hàng buôn bán chứng khoán. Ngoài ra ở hầu hết các nƣớc Châu á khác đều bị hạn chế bởi những luật trong nƣớc nhƣ Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, Luật ngân hàng... Do đó, ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ có khả năng đƣợc sở hữu với những tỷ lệ nhất định đối với cổ phiếu phát hành của một công ty, ở mỗi nƣớc tuỳ vào đặc điểm riêng của nền kinh tế và phƣơng thức hoạt động của thị trƣờng chứng khoán mà có những qui định riêng của mình. Do vậy, ban đầu chính sách của các quốc gia đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng là hạn chế mức độ sở hữu chứng khoán của họ và hạn chế các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài, sau đó nâng dần tỷ lệ sở hữu cũng nhƣ hình thức đầu tƣ của họ vào thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc.

Quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán là quản lý các hình thức đầu tƣ của nhà đầu tƣ trên thị trƣờng, gồm cả đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp. Đầu tƣ gián tiếp là việc sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các tổ chức phát hành. Đầu tƣ trực tiếp là việc các cá nhân hay tổ chức nƣớc ngoài bỏ vốn thành lập công ty hay liên doanh, liên kết với các đối tác trong nƣớc để kinh doanh chứng khoán.

Quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần.

Tại Hàn Quốc, thời gian đầu chỉ cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ gián tiếp thông qua các quỹ đầu tƣ, quỹ tín thác; qui định mức trần cho đầu tƣ trực tiếp và tăng dần lên theo sự phát triển của thị trƣờng, nhƣng vẫn giữ nguyên sự hạn chế đối với một số ngành quan trọng nhƣ quân sự, bƣu chính viễn thông, điện lực. Các qui định về quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài ở Hàn Quốc thay đổi gắn liền với sự phát triển của thị trƣờng và thông qua các quyết sách mới của Chính phủ theo từng giai đoạn.

- Từ năm 1985 - 1987: Chính phủ cho phép ngƣời nƣớc ngoài đầu tƣ gián tiếp vào chứng khoán Quỹ tín thác.

24

- Tháng 12 - 1988, hoàn chỉnh kế hoạch về mở cửa thị trƣờng vốn. Theo kế hoạch này, bắt đầu từ tháng 12-1992, ngƣời nƣớc ngoài đƣợc phép sở hữu 10% số cổ phiếu của một Công ty chứng khoán trong nƣớc.

- Năm 1992: Cho phép ngƣời nƣớc ngoài đầu tƣ trực tiếp với mức trần là 10% và sau đó tỷ lệ này đƣợc nâng lên 55% số cổ phiếu của một công ty.

- Năm 1998: Bỏ mức trần này (lý do của việc xoá bỏ mức trần này là Chính phủ Hàn Quốc muốn tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài sau khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997).

Tại Thái Lan, Chính phủ cũng qui định một tỷ lệ khống chế sở hữu công ty niêm yết. Trong những trƣờng hợp nhất định, ngƣời nƣớc ngoài chỉ có thể sở hữu đến 49% số cổ phiếu của một công ty hay 25% số cổ phiếu của các tổ chức tài chính. Một số công ty có thể có mức giới hạn thấp hơn đƣợc qui định cụ thể trong điều lệ công ty. Nói chung ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán Thái Lan phải qua những thủ tục khá phức tạp và thất vọng vì chính các công ty thƣờng hay hạn chế những cổ đông ngƣời nƣớc ngoài. Sau khủng hoảng Tài chính khu vực, Thái Lan đã mở rộng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại các công ty niêm yết của ngƣời nƣớc ngoài lên 100%.

Tại Đài Loan, Chính phủ ban hành tỷ lệ hạn chế sở hữu công ty niêm yết cùng với một số qui định chặt chẽ trong việc cho phép ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng chứng khoán: các cá nhân không đƣợc đầu tƣ vào những công ty đã đăng ký. Nếu nhƣ những ngƣời này có giấy phép cƣ trú thì có thể sở hữu những chứng khoán thuộc Quĩ đầu tƣ. Công ty đầu tƣ nƣớc ngoài nếu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về đầu tƣ và có vốn thấp nhất 500 triệu USD, sẽ có quyền sở hữu chứng khoán ở thị trƣờng chứng khoán Đài Loan. Tuy nhiên họ chỉ có quyền sở hữu không quá 10% chứng khoán của một công ty đã đƣợc đăng ký. Nếu một công ty đã đăng ký, lại là một công ty liên doanh, có sở hữu của ngƣời

25

nƣớc ngoài thì có thể sở hữu hơn 10% số chứng khoán của công ty đó, nhƣng không vƣợt quá 40% tổng số chứng khoán của một công ty.

Phát hành cổ phiếu riêng cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài giao dịch

Tại Trung Quốc, vào đầu những năm 90 Chính phủ Trung Quốc với mục đích thúc đẩy đầu tƣ nƣớc ngoài, thúc đẩy việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nƣớc, một cổ phiếu mới dành riêng cho những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phát hành gọi là cổ phiếu B. Cổ phiếu B là cổ phiếu đƣợc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thƣợng Hải và Thâm Quyến chỉ cho ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài giao dịch. Bên cạnh đó một số loại cổ phiếu khác dành cho ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đƣợc phát hành nhƣ cổ phiếu H đƣợc niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán Hồng Kông, cổ phiếu N đƣợc niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán New York. Rõ ràng, việc phát hành riêng một loại cổ phiếu cho ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài đã giúp Chính Phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn việc đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán, bên cạnh đó một phần cũng đã trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc tự cơ cấu nguồn vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình bằng cách phát hành một tỷ lệ cổ phiếu B thích hợp trong tổng lƣợng cổ phiếu phát hành trên thị trƣờng, nhằm thu hút đƣợc nguồn vốn cần thiết mà không bị sự kiểm soát của nƣớc ngoài.

Đối với các cổ phiếu N và H việc đƣợc niêm yết trên thị trƣờng quốc tế không chỉ thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài mà ở đây sự xuất hiện các cổ phiếu của các công ty Trung Quốc đã tạo nên sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào cơ hội làm ăn tại Trung Quốc, tạo nên danh tiếng, quốc tế hoá các công ty Trung Quốc, và thúc đẩy mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc trên thị trƣờng thế giới.

Hạn chế đầu tƣ 100% vốn vào một số ngành nghề đặc biệt quan trọng

26

Trong xu thế toàn cầu hoá và mở cửa thì hầu hết các nƣớc luôn cho phép các công ty 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động tại nƣớc mình, cũng nhƣ cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sở hữu 100% số cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề, lĩnh vực quan trọng có ảnh hƣởng đến an ninh, chính trị, kinh tế của đất nƣớc thì một mặt vẫn thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, mặt khác, vẫn duy trì một tỷ lệ sở hữu lớn của Nhà nƣớc hay các cá nhân trong nƣớc.

Tại Australia, nói chung, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các cá nhân hay tổ chức có thể mua tới 100% tổng cộng hoặc riêng lẻ cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào. Ngoại trừ các công ty trong lĩnh vực truyền thông: một ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu tối đa đến 15% tổng số cổ phiếu, giới hạn tổng cộng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là 20% (tỷ lệ này tƣơng ứng là 25% và 30% đối với các công ty trong lĩnh vực in ấn), Chính phủ nƣớc ngoài không đƣợc sở hữu cổ phiếu truyền thông. Trong lĩnh vực ngân hàng, ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu tối đa là 10% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Đối với các công ty sản xuất và phân phối gas: tất cả các cổ đông riêng lẻ đƣợc giới hạn nắm giữ tối đa từ 5% đến 15%. (*)

Tại Singapore, cá nhân và tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài có thể mua 100% tổng số cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào, tuy nhiên trong lĩnh vực ngân hàng và báo chí thì ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài bị hạn chế sở hữu với mức là 40% - 49% tổng số cổ phiếu. Sở hữu nƣớc ngoài là cá nhân bị hạn chế đến 3% cho một nhà đầu tƣ đối với cổ phiếu công ty Singapore Press Holdings. Trƣớc khi mua một lƣợng cổ phần lớn của một Ngân hàng hoặc công ty tài chính phải đƣợc sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngoại tệ Singapore (MAS).

Ban hành tỷ lệ mua chứng khoán ban đầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cho đợt phát hành IPO

27

Tại Bangladesh, các cá nhân và tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép mua 100% tổng số cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào. Tuy nhiên, các NĐTNN chỉ có thể đăng ký mua tối đa là một phần ba khối lƣợng phát hành của một đợt IPO. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Có thể thấy quá trình vận động thu hút vốn đầu tƣ vào TTCK của các nƣớc khác nhau đều theo một xu hƣớng là mức độ mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào TTCK phụ thuộc vào nhu cầu vốn của nền kinh tế nói chung cũng nhƣ tình hình phát triển của thị trƣờng chứng khoán nói riêng

Trong quá trình xây dựng TTCK, các nƣớc đang phát triển không nên ngăn cản đầu tƣ nƣớc ngoài mà phải tạo ra một khuôn khổ để TTCK hoạt động trong tầm kiểm soát, phải chuẩn bị các công cụ của kinh tế thị trƣờng để hoạt động của TTCK đi vào quỹ đạo. Khi xây dựng TTCK, vấn đề an ninh kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)