3.1.1. Định nghĩa .NET
Một cách đơn giản .NET được định nghĩa dưới dạng một khung ứng dụng (application framework). .NET cung cấp một khung cho những ứng dụng nào được xây dựng; nó xác định những ứng dụng truy nhập các hàm như thế nào qua hệ thống mạng. .NET cung cấp một nên tảng mà trên đó các giải pháp và các dịch vụ Web có thể xây dựng, một nền tảng giải phóng những ràng buộc và tự bản thân nó giải phóng ra khỏi Microsoft Windows (về mặt kĩ thuật). Nói cách khác, .NET là một cách để xây dựng các ứng dụng và các dịch vụ mà nó hoạt động không phụ thuộc vào một nên tảng (platfrom) nào. Đây là một cách để tạo ra các trao đổi thông tin (truyền thông) giữa những hệ thống đa dạng và các ứng dụng cũng như tích hợp nhiều thiết bị vào trong việc trao đổi thông tin này.
.Net được thiết kế để hỗ trợ cho Web thân thiện hơn, tích hợp tốt hơn. Các ứng dụng trên Web và các quá trình giao dịch có thể tương tác với nhau một cách tự do không phụ thuộc vào chương trình và nền tảng thông tin trên Web được tiếp cận một cách dễ dàng: chúng ta có thể sử dụng bất kì thiết bị nào, trên bất kì nền tảng nào. .NET còn có thể hỗ trợ các hệ thống máy server, các ứng dụng liên lạc với nhau một cách thông suốt (seamlessly) và xây dựng hệ thống tính toán phân tán trên Web, làm cho Web trở thành một nơi tương tác năng động hơn giữa các dịch vụ Web, các ứng dụng và khách hàng.
3.1.2. Mục tiêu của .NET
Mục tiêu đầu tiên là Microsoft.Net loại bỏ các thành phần riêng biệt khỏi nền tảng phát triển ứng dụng. Do đó nó cho phép thông tin được trao đổi và xây dựng trên một nền tảng chung. Ý tưởng ở đây là các nhà phát triển công nghệ phải đua tranh với nhau ở mức ứng dụng và dịch vụ chứ không phải là mức nền tảng.
Mục tiêu thứ hai của nên tảng .NET (>NET platform) là truyền thông thương mại điện tử. Nghĩa là .NET cung cấp một cách thống nhất việc trao đổi và sử dụng thông tin cho các ứng dụng khác nhau có sử dụng phần mềm khác nhau trong môi trường Web khác nhau. Thành quả này được hoàn tất khi sử dụng XML (eXtensible Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng). XML được xem như là một ngôn ngữ chuẩn với một số lượng lớn những người ủng hộ và có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn hóa các máy server truyền thông. Do đó mà các ứng dụng khác nhau và các dịch vụ chạy trên các ứng dụng này có thể dễ dàng liên lạc với một ứng dụng khác và trao đổi thông tin một cách tự nhiên.
3.1.3. Cấu trúc nền tảng của .NET
Visual Studio .NET cung cấp một môi trường phát triển mức cao để xây dựng các ứng dụng trên. NET Framework. Với bộ Visual Studio .NET chúng ta có thể đơn giản hóa việc tạo, triển khai và tiếp tục phát triển các ứng dụng Web và các dịch vụ Web có sẵn một cách an toàn, bảo mật và khả năng biến đổi được. Visual Studio .NET là một bộ đa ngôn ngữ các công cụ lập trình. Ngoài C# (Visual C# .NET), Visual Studio .NET còn hỗ trợ Visual Basic, Visual C++, Visual J# .NET và các ngôn ngữ scrip như VBScript và Jscript, Tất cả các ngôn ngữ này đều cho phép truy cập vào .NET Framework.
3.1.3.1. Visual C# .NET
Đây là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng an toàn kiểu (type-safe) và có nguồn gốc từ các ngôn ngữ C va C++. C# là kết quả của việc kết hợp hiệu năng cao của Visual Basic và sức mạnh của C++. C# được Microsoft giới thiệu xây dựng với Web đòi hỏi quyền cung cấp một môi trường đồng bộ với HTML, XML và SOAP(Simple Object Access Protocol – Giao thức truy nhập đối tượng đơn giản). C# là một ngôn ngữ lập tình hiện đại và là một môi trường phát triển đầy tiềm năng để tạo ra các dịch vụ Web XML, các ứng dụng dựa trên Microsoft .NET và cho cả nền tảng Microsoft Windows cũng như tạo ra các ứng dụng Internet thế hệ kế tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
3.1.3.2 Công nghệ Silverlight
Một công nghệ đa nền tảng, cho phép xây dựng các ứng dụng tương tác trên Web không phụ thuộc trình duyệt và tương tác với server. Dùng Silverlight, chúng ta có thể xây dựng các loại ứng dụng sau:
- Xây dựng các ứng dụng trên hệ điều hành windows phone.
- Xây dựng các ứng dụng nặng cho phép xem phim, nghe nhạc trên internet. - Các ứng dụng nhỏ, kiểu như game hoặc các thành phần tương tự khác.. - Các thành phần trực quan trên Web, hiển thị dữ liệu.
Có thể coi SilverLight như một đối thủ nặng kí của Adobe Flash, ra đời sau, thừa hưởng tính ưu việt của các công nghệ hiện có, nhỏ gọn, đa nền tảng, bộ công cụ phát triển mạnh mẽ và hoàn chỉnh.
3.1.3.3. Công nghệ XNA
XNA là một bộ những công cụ với môi trường có thời gian chạy game đã được quản lý (managed runtime environment provided) được cung cấp bởi microsoft, XNA cố gắng giải tỏa cho các nhà phát triển và quản lý game trên
máy tính, XNA cố gắng giải tỏa cho các nhà phát triển game khỏi những dòng code cứng nhắc lặp đi lặp lại (repetitive boilerplate code) và mang đến một diện mạo khác của việc sản xuất game vào trong một hệ thống đơn lẻ (game production into a single system).
Bộ công cụ XNA (XNA toolset ) được công bố rộng rãi vào ngày 21 tháng 5 năm 2004, tại hội nghị phát triển game San jose, California. Cộng đồng công nghệ sơ khai đầu tiên về cấu trúc của XNA (xna buil) được thành lập vào ngày 14/5/2006. Bản XNA 2.0 cũng đã được tung ra vào tháng 12/2007. Theo sau đó là bản 3.0 vào ngày 30/8/2008. Bản 4.0 cũng đã ra mắt vào ngày 16/9/2010 đi kèm cùng bộ công cụ phát triển cho Windows Phone 7.
XNA hiện nay đã chứa gần như hoàn thiện bộ lĩnh vực phát triển game của Microsoft, bao gồm cả bộ phát triển ứng dụng Xbox chuẩn (Xbox Development Kit) và XNA Game Studio.
a. XNA Framework
XNA framework là một sự bổ sung tự nhiên vào bộ .NET Frameword 2.0 trên Windows. Nó bao gồm một bộ thư viện các lớp, được xây dựng một cách đặc thù cho công việc phát triển game, để nâng số code có thể sử dụng lại lên mức tối đa nhằm tạo ứng dụng chạy được trên nhiều nền tảng.
Framework chạy trên phiên bản của CLR, nó được nhận sự đánh giá rất tốt về việc xây dựng game dựa trên việc cung cấp một môi trường thực thi đã được quản lý trước (managed execution environment). Runtime này có thể chạy được ở các hệ điều hành Windows XP, Windows Vista, Windows 7, và Xbox 360. Kể từ khi XNA cho phép viết game trên runtime, nó đã có thể chạy được trên bất cứ nền tảng nào hỗ trợ XNA Framework, với rất ít hoặc không có nhiều sự thay đổi với nền tảng khác nhau.
Những trò chơi chạy trên framework được trang bị tính năng có thể được viết trên bất cứ ngôn ngữ lập trình .NET-compliant nào, nhưng chỉ có C# sử dụng trong XNA Game Studio Express IDE và tất cả các phiên bản của Visual Studio 2008 và 2010 mới được xem là chính thức hỗ trợ (cho XNA)
XNA Frameword đã được tích hợp với nhiều công cụ khác, như là Cross-platform Audio Creation Tool (XACT), công cụ trợ giúp XNA trong việc quản lý âm thanh, XNA Frameword hỗ trợ tạo game 2D và 3D, cho phép game sử dụng trên Xbox 360.
b. XNA Build
XNA Build là một bộ công cụ quản lý các đường dẫn tài nguyên (asset pipline), chúng giúp chúng ta với việc xác định, duy trì, sửa lỗi và tối ưu tài nguyên giành cho người phát triển game cá nhân. Quá trình thông qua đường dẫn tài nguyên này được xử lý bởi Game Content. Với resource như là texture và model 3D, chúng đã chuyển sang một dạng thích hợp để được sử dụng bởi XNA.
XNA Game Studio Express, phiên bản đầu tiên của nó hướng đến giới sinh viên, những người đam mê và những nhà phát triển game cá nhân. Nó có sẵn để chúng ta down xuống miễn phí. Bản Express cung cấp những “Startkid” cơ bản để những game coder dễ dàng phát triển những game theo nhiều thể loại khác nhau (dòng chiến thuật thời gian thực, hoăc game bắn sung góc nhìn thứ nhất). Các nhà phát triển viết game trên PC thì được miễn phí nhưng với Xbox chúng ta sẽ mất 99$\ năm để được tham gia vào “XNA Creater’s Club”
3.2 Giới thiệu, cài đặt và sử dụng phần mềm mô phỏng Windows Phone 7 Emulator. 7 Emulator.
3.2.1. Giới thiệu phần mềm giả lập Windows Phone 7 Emulator
Windows Phone Emulator là một ứng dụng chạy trên máy tính để giả lập thiết bị sử dụng windows phone 7. Nó cung cấp một môi trường ảo hóa trong đó cho phép chúng ta có thể phát triển, gỡ lỗi, và thử nghiệm các ứng dụng bằng cách sử dụng môi trường giả lập, chúng ta có thể tiến hành phát triển các ưng dụng thông thường mà không cần một thiết bị vật lý. Điều này có thể giảm chi phí phát triển ứng dụng cho windows Mobile. Windows Phone Emulator được thiết kế để cung cấp hiệu suất tương đương với một thiết bị thực tế, và đáp ứng các chi tiết kỹ thuật thiết bị ngoại vi thông thường cần thiết cho phát triển ứng dụng. tuy nhiên, trước khi chúng ta triển khai các ứng dụng của chúng ta lên Windows Marketplace, chúng ta nên thử nghiệm ứng dụng của chúng ta vào thiết bị thực tế.
3.2.2. Cài đặt và sử dụng Windows Phone 7 Emulator
Để cài đặt được Windows phone 7 Emulator tren máy tính thì máy tính phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:
- Hệ điều hành: Windows 7 32-bit, Windows 7 64-bit, Windows Vista 32-bit, Windows Vista 64-bit. Không hỗ trợ: Windows XP, windows 8, Windows Server, Virtual PC, and Hyper-V.
- Bộ nhớ: Ram tối thiểu 1.5GB
- Card đồ họa: DirectX 10 hoặc DirectX11 với WDDM 1.1 driver. Có thể tải bản cài đặt tại địa chỉ:
đây là bộ công cụ để phát triển ứng dụng cho Windows phone 7. Trong đó bộ công cụng này gồm có:
- Visual Studio 2010 Express for Windows phone - Windows Phone Emulator
- Silverlight 4 Toll For Visual Studio - XNA Game Studio 4.0
- Microsoft Expression Blend for Windows phone
3.3 Phân tích hệ thống ứng dụng tra từ điển viết tắt ngành IT trên Windows Phone.
3.3.1 Mô tả nghiệp vụ phần mềm.
Các chức năng chính của phần mềm là:
Tìm kiếm theo từ.
Thêm từ và nghĩa của từ.
Xóa theo từ.
3.3.2 Lƣu đồ hoạt động các chức năng của phần mềm. 3.3.2.1 Lƣu đồ hoạt động tìm kiếm.
Hình 1: Lưu đồ hoạt động tìm kiếm
3.3.2.2 Lƣu đồ hoạt động thêm từ.
3.3.2.3 Lƣu đồ hoạt động sửa từ.
Hình 3: Lưu đồ hoạt động sửa từ
3.3.2.4 Lƣu đồ hoạt động xóa từ.
3.3.3 Phát triển mô hình ca sử dụng. 3.3.3.1 Xác định tác nhân. 3.3.3.1 Xác định tác nhân.
Xem xét nghiệp vụ của phần mềm ta xác định có một tác nhân chính là người dùng. Tác nhân này có toàn quyền đối với phần mềm.
Tác nhân Nghiệp vụ Kết quả
Người dùng
-Tìm kiếm -Thêm -Xóa -Sửa
-Xem được nghĩa của từ. -Từ được cập nhật vào CSDL -Từ được xóa và được cập nhật lại. -Từ được cập nhật lại nghĩa.
3.3.3.2 Xác định các ca sử dụng Xuất phát từ các tác nhân ta có các ca sử dụng: Xuất phát từ các tác nhân ta có các ca sử dụng: Ca sử dụng tìm kiếm. Ca sử dụng thêm. Ca sử dụng sửa. Ca sử dụng xóa.
3.3.3.3 Mô hình ca sử dụng
3.3.3.4 Mô tả chi tiết các ca sử dụng
Ca sử dụng tìm kiếm từ. Tác nhân: người dùng.
Mục đích: Tìm kiếm nghĩa của từ trong từ điển.
Mô tả: Sau khi khởi động phần mềm, người dùng thấy giao diện tìm kiếm (giao diện chính) nhập từ cần tìm và phần mềm sẽ đưa ra nghĩa và từ đầy đủ, nếu không có trong CSDL thì sẽ thông báo không có.
Ca sử dụng thêm từ.
Tác nhân: người dùng.
Mục đích: Thêm từ mà CSDL chưa có sẵn theo ý của người dùng. Hình 5: Mô hình ca sử dụng mức gộp
Mô tả: Nếu người dùng tìm kiếm một từ mà nó không có sẵn trong phần mềm từ điển thì nút “thêm” sẽ dẫn người dùng đến form thêm. Trong form này người dùng sẽ nhập một cặp từ và nghĩa. Và nhấn nút save, lúc này CSDL sẽ cập nhật từ-nghĩa mới thêm của người dùng.
Ca sử dụng xóa từ.
Tác nhân: người dùng.
Mục đích: Xóa từ khi mà người dùng cảm thấy nó không phù hợp. Mô tả: người dùng sẽ nhấn nút xóa, sau đó CSDL sẽ tự động cập nhật
lại.
Ca sử dụng sửa từ.
Tác nhân: người dùng
Mục đích: Chỉnh sửa nghĩa của từ khi mà người dùng cảm thấy nó sai. Mô tả: người dùng sẽ tìm từ cần sửa, sau đó nhấn nút “sửa” và phần
mềm dẫn người dùng đến một form sửa. Ở đây người dùng sẽ chỉnh sửa nghĩa của từ và kết thúc bằng save. CSDL sẽ được tự động cập nhật từ đã sửa.
3.3.3.5 Phân tích hệ thống
Biểu đồ tuần tự của các ca sử dụng được biểu diễn qua các hình sau:
3.3.3.6 Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Tạo cở sở dữ liệu cho ứng dụng có một bảng TUDIEN như hình:
STT Thuộc tính Kiêu dữ liệu Mô tả 1 key nvarchar (20) Từ viết tắt 2 value Nvarchar(20000) Nghĩa của từ viết tắt
3.3.3.7 Thiết kế giao diện.
3.3.4 Nhận xét.
Qua chương này, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về công nghệ .NET và cách thức xây dựng, chạy thử ứng dụng trên môi trường giả lập Windows Phone Emulator. Trên đây chỉ là một ứng dụng đơn giản để thực nghiệm, để thực sự xây dựng một ứng dụng và triển khai nó được trên thiết bị thật thì cần nhiều hơn kĩ năng lập trình cùng với những thông tin từ nhà phát hành Windows Phone.
Nhược điểm của phần mềm: Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng phần mềm vẫn còn thiếu sót một vài chức năng. Chẳng hạn như, tính năng trợ giúp, gửi phản hồi, phát âm…
Hướng phát triển của phần mềm trong tương lai:
Trong tương lai gần nhóm sẽ khắc phục một số nhược điểm của phần mềm, mà cụ thể là:
Bổ sung thêm cơ sở dữ liệu. Hỗ trợ chức năng phát âm. Mục trợ giúp.
KẾT LUẬN
Nội dung của đồ án đã giới thiệu một cách tổng quan về thế giới điện thoại di động và các hệ điều hành mới ra đời của tập đoàn Microsoft là Windows Phone. Đồ án đã cho thấy được tiềm năng phát triển của các hệ điều hành di động hiện nay và nhất là Windows Phone trong tương lai gần được dự đoán sẽ trở nên phổ biến nhất thế giới. WP đang được kì vọng sẽ đem lại cho người dùng những dịch vụ mới lạ, tốt nhất phục vụ nhu cầu người dùng đồng thời đem lại sự thuận tiện cho các nhà phát triển ứng dụng. Thông qua đồ án này nhóm chúng em đã rút ra cho mình được những kiến thức sau:
Kiến trúc, hoạt động của hệ điều hành Windows Phone Các dịch vụ của hệ điều hành Windows Phone.
Có kiến thức về công nghệ XNA và Silverlight để xây dựng các ứng dụng.
Cách xây dựng và chạy thử các ứng dụng đơn giản trên môi trường giả lập Windows Phone Emulator.
Đây là một hệ điều hành đang rất phát triển và còn rất nhiều điều cần khám phá, do thời gian nghiên cứu không được nhiều nên trong đề tài còn nhiều thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo của thầy, cô và các bạn sinh viên để