4.1 KẾT LUẬN
Đứng trước những thách thức của vấn đề nóng lên toàn cầu cũng như BĐKH, Việt Nam là một trong những nước sẽ phải gánh chịu tác động to lớn, do vậy hưởng ứng Nghị định thư Kyoto và tham gia vào cơ chế phát triển sạch CDM là một giải pháp thiết thực nhất có hiệu quả môi trường cao và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.
Việc tham gia vào cơ chế phát triển sạch CDM đã tạo ra cho Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để có thể cải thiện và phát triển tình hình kinh tế, xã hội và môi trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án CDM. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề triển khai các dự án CDM, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế về các thủ tục hành chính, các chính sách pháp luật và cũng như vấn đề thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực CDM.
4.2 KIẾN NGHỊ
Do vậy, để có thể đảm bảo cả hai mục tiêu trong cơ chế phát triển sạch CDM là phát triển bền vững và công bằng thì chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước cần quan tâm tới việc chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các quá trình liên quan đến việc thực thi các dự án thuộc CDM, xác lập mối quan hệ giữa CDM và các cơ chế phát triển khác để tránh gây nhầm lẫn.
Trong thời gian tới, Bộ TN&MT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các hoạt động hạn chế những tiêu cực, bất cập xoay quanh dự án CDM đồng thời đẩy mạnh phát triển các nguồn lực, thế mạnh sẵn có nhằm mục đích phát toàn diện và bền vững các dự án CDM tại Việt Nam.