II.NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động của chương trình phát triển LHQ tại việt nam (Trang 36 - 40)

PHẦN III ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM

II.NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM

khác là một yếu tố then chốt của quá trình tăng cường năng lực. Quá trình hơn 30 năm hoạt động của UNDP tại Việt Nam, đã cho thấy rằng trong việc sử dụng ODA, những ý tưởng hữu ích và ý kiến tư vấn chính sách đã chứng tỏ cũng quan trọng không kém những khoản tiền lớn. Cũng như những khoản trợ giúp kỹ thuật khiêm tốn, nếu được đầu tư đúng lúc và sử dụng tốt, có thể mang lại hiệu quả to lớn. Chính phủ Việt Nam cần nắm bắt được ý nghĩa của bài học này và đưa ra những điều chỉnh của mình trong quá trình tiếp nhận hỗ trợ từ UNDP. Trước khi quyết định phân bổ nguồn lực, phải trả lời được những câu hỏi : Lĩnh vực nào đang cấp bách cần được hỗ trợ? Hỗ trợ như thế nào? Quá trình quản lí và sử dụng hỗ trợ đó ra sao? Mục tiêu đề ra là gì và sẽ thực hiện trong vòng bao lâu? Trong mỗi dự án thì vai trò của UNDP sẽ là gì? Điều đó có phù hợp với lợi thế so sánh và quy chế trung lập của UNDP không? Để làm được điều đó, Chính phủ cần tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin và số liệu, chia sẻ kết quả nghiên cứu và phân tích, góp phần quan trọng vào cuộc thảo luận về chính sách phát triển. Điều đó cũng giúp Chính phủ biết được khía cạnh nào của xã hội đang cần thiết được hỗ trợ nhất và hướng nguồn lực vào đó, ưu tiên những dự án phù hợp với năng lực hỗ trợ và lợi thế so sánh của UNDP. Lợi ích cận biên của việc sử

dụng sự hỗ trợ từ UNDP đạt được vì thế cũng sẽ là cao nhất. Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu xin được đê xuất 1 số giải pháp sau:

Thứ nhất, Với nguồn lực khiêm tốn của mình, UNDP sẽ có thể phát huy hiệu quả cao hơn nếu tập trung vào một số lĩnh vực có ưu tiên cao nhất trong chương trình cải cách của Việt Nam và phù hợp với lợi thế so sánh của UNDP. Chính phủ cần phải nắm vững vai trò chủ yếu của UNDP là phân tích và tư vấn chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quy hoạch và xây dựng chính sách, tăng cường năng lực trong việc thực hiện các chương trình và dự án. Cụ thể tập trung nâng có chiều sâu vào các lĩnh vực như: Hỗ trợ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; Hỗ trợ xây dựng chính sách an sinh, đảm bảo công bằng xã hội…

Thứ hai, Việc lựa chọn cơ quan đối tác và ban quản lý cho bất kỳ dự án nào cũng phải bảo đảm hoạt động của dự án. Tập trung vào những đơn vị hiện đã có năng lực hoặc năng lực có thể được xây dựng và duy trì bền vững, những nơi mà ở đó, việc thực hiện dự án có thể tiến hành một cách thông suốt. Cần tránh tình trạng chậm trễ trong việc xây dựng hoặc khởi động dự án, như thường vẫn xảy ra khi thiếu những yếu tố căn bản nêu trên.

Thứ ba, “Tính làm chủ - Ownership”, “Chịu trách nhiệm giải trình - Accountability” và “Minh bạch - Transparency” cần được tiếp tục quan tâm nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện dự án hợp tác với UNDP vì trong những năm qua chúng đã được thể hiện và đánh giá cao trong các dự án áp dụng phương thức Quốc gia điều hành (NEX) ở Việt Nam.

Thứ tư, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục giữ vững cam kết chính trị, đồng thời các cơ quan đối tác cần có ý thức làm chủ và hỗ trợ có hiệu quả cho các chương trình/dự án của UNDP. Việc này cũng đòi hỏi các cơ quan đối tác hiểu rõ tôn chỉ mục đích, lợi thế so sánh, khả năng tài chính, trọng tâm viện trợ cũng như tập quán quản lý của UNDP. Nói cách khác là một sự hợp tác nào cũng cần phải dựa trên nền tảng am hiểu và tin cậy lẫn nhau. Trước đến này, Việt Nam đã làm được điều đó và trong tương lai càng cần phải củng cố và phát triên hơn nữa.

Thứ năm, về sử dụng hiệu quả vốn vay ODA

Cần có những phương pháp khoa học, rõ ràng, mạnh tay từ Chính phủ để không những loại bỏ được những hạn chế cũ mà còn phát triển thu hút vốn nhiều hơn nữa trong tương lai. Để làm được điều đó, những phương pháp của Chính phủ, không cách nào khác là phải chú trọng xử lí từ những nguyên nhân gốc rễ nhất của những yếu kém. Những

phương pháp đề ra sau đây có thể dùng cho UNDP và chung cho mọi loại vốn ODA mà Việt nam đang tiếp nhận.

a) Nhận thức đúng đắn về bản chất của vốn vay ODA.

Phải coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối với quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phương và đơn vị thụ hưởng. ODA không phải là"thứ cho không" mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo các điều kiện ưu đãi, gắn với uy tín và trách nhiệm quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế.

b) Ngăn chặn triệt để tiêu cực và thất thoát vốn vay.

Hiện tại, khuôn khổ pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA chưa đồng bộ và việc hiểu các văn bản này cũng không thống nhất. Để chống lại tiêu cực và thất thoát vốn vay ODA, không cách nào khác là phải đẩy mạnh Minh bạch hóa. Muốn đẩy mạnh minh bạch hóa thì vốn vay phải được chuyển giao trực tiếp đến tận tay người dân, chính quyền thôn bản nhằm hạn chế thất thoát.

Chính phủ không chỉ đề phòng mà còn phải điều tra , xử lí nghiêm minh những người tham nhũng, gây ra thất thoát vốn lớn để răn đe. Chúng ta có được bài học từ cách sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc, tự hỏi vì sao họ có thể sử dụng hiệu quả và tránh được thất thoát vốn như vậy. Một phần của câu trả lời chính là những phương pháp cực kì mạnh tay từ chính phủ của họ. Những quan chức tham nhũng ở TQ chịu những khung hình phạt cực kì cao (như tử hình hay tù chung thân) mà không cần mất nhiều thời gian để điều tra xử lí.

Cụ thể để tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA thì cần:

• Xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này.

• Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng,góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.

• Xây dựng và áp dụng những chế tài cần thiết để khuyến khích những đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý nguồn ODA. Các chuyên gia của Chương trình nâng cao năng lực toàn diện về quản lý ODA tại Việt Nam đã tiến hành thăm dò ý kiến của 24 cơ quan chủ quản và quản lý vốn ODA, kết quả chỉ có 70,2% tán đồng quan điểm trên, số còn lại không đồng ý hoặc không có ý kiến. Điều này cho thấy sự mơ hồ trong nhận thức và phương cách quản lý của một số cơ quan chủ quản. Và điều đó cũng đặt ra một nhiệm vụ cho Chính phủ là phải có biện pháp kiểm soát kết quả các dự án sử dụng vốn ODA gắt gao hơn, chấm dứt tình trạng “sống chết mặc bay” như thời gian qua.

d) Tăng mức độ giải ngân vốn.

Thực tế cho thấy còn nhiều vấn đề khúc mắc trong cách thức tiếp cận vốn nước ngoài của Việt Nam. Các tổ chức có thể muốn đầu tư cho Việt Nam nhưng những bất cập và khác biệt trong phương thức chuyển giao vốn vay lại là rào cản lớn trong quá trình đưa vốn vào dự án.

Chính phủ cần bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ thực hiện của hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và sử dụng hỗ trợ từ UNDP. Đẩy mạnh quá trình giải ngân để đưa vốn vào các dự án thực tế, đơn giản hóa nhưng không kém phần chặt chẽ các cơ quan quản lí vốn và dự án. Bên cạnh đó, tạo khung hành lang pháp lí, các điều kiện cơ sở ưu đãi để tiếp cận nguồn vốn vay từ UNDP được đễ dàng hơn.

PHẦN IV: TỔNG KẾT

Một phần của tài liệu Hoạt động của chương trình phát triển LHQ tại việt nam (Trang 36 - 40)