Cha mẹ giúp trẻ học nói như thế nào?

Một phần của tài liệu CHAM SOC CON YEU (Trang 29)

Học nói đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Chắc hẳn các bậc cha mẹ đều rât vui sướng khi lần đầu nghe bé gọi “ mẹ ơi”, “ba ơi”. Trẻ biết nói sẽ biết cách diễn tả ý muốn của mình, thể hiện tình cảm cũng như dễ tiếp thu thông tin, ham học hỏi hơn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ biết nói sớm hay muộn, trong đó, vai trò của cha mẹ là rất quan trọng. Cha mẹ có thể giúp trẻ học nói bằng những cách đơn giản sau đây:

1- Ngay khi chào đời, hãy thường xuyên nói chuyện với bé. Thực ra, ngay khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe tiếng nói. Đó là lý do vì sao bé quen với giọng nói của mẹ nhất. Liên tục nói với bé. Ví dụ, mẹ nói “ Đợi mẹ chút nhé, mẹ đang lấy nước tắm cho con nè. Mẹ pha nước âm ấm nè, mẹ lấy quần áo nè, bây giờ hai mẹ con mình cùng tắm mát nào “

2- Khi bé u, o, bập bẹ, xin hãy đáp lời bé. Hãy bắt chước những âm thanh của bé, rồi đáp lại cũng những âm thanh ấy nhưng với các cung bậc khác nhau. Ví dụ, bé nói “ u” thì mẹ nói “ u, ú ù”

3- Hãy kiên nhẫn nghe bé nói. Khi bé u, ơ là bé đang học nói. Khi bé mới biết nói, bé có thể nói ngọng hay cà lăm chút xíu vì bé còn phải sắp xếp câu chữ như khi ta học ngoại ngữ vậy, do đó, xin hãy chờ cho bé nói xong và trả lời bé.

4- Khi nói chuyện với bé, hãy nhìn vào mắt bé. Điều này sẽ giúp bé tự tin hơn, khuyến khích bé nói hơn.

5- Cố gắng dành thời gian để đọc truyện tranh cho bé. Đây là một cách xuât sắc để dạy bé cách đặt câu, cách dùng từ, cách học xây dựng một câu chuyên. Khi bé đã quen được nghe kể chuyện, cha mẹ hãy khuyến khích bé tự kể lại câu chuyện đã nghe, rồi kể lại những việc bé đã làm trong ngày.

6- Hãy hát cho bé nghe và dạy bé hát. Học hát giúp bé học thêm từ mới, luyện trí nhớ, luyện khả năng nghe và ghi nhớ âm thanh, làm quen với ngôn ngữ văn chương của bài hát. 7- Hòa vào dòng quan tâm của bé. Nếu bé thích nói về xe hơi, thì hãy nói với bé về xe hơi. Cha mẹ có thể đặt câu hỏi để khuyến khích bé nói như “ Xe hơi kia màu gì nào ? Xe có mấy bánh xe ?...”

8- Nhắc câu, nối lời cho bé. Ví dụ khi bé nói “ Búp bê”, thì mẹ nói “ Con muốn búp bê phải không ?”

9- Hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi của bé. Điều này thật sự không dễ. Cha mẹ có khi bận rộn, rất dễ bực mình khi bé cứ quấn quít hỏi hết câu này đến câu khác. Cha mẹ thường hay nói “ Sao con nói nhiều thế, ngồi yên cho mẹ 5 phút nào” mà không biết rằng đã vô tình từ chối một dịp học hỏi của con mình, đẩy bé vào khoảng không gian cô độc. Cũng có lúc vì không biết cách trả lời bé mà cha mẹ thoái thác, ậm ừ cho qua chuyện mà không biết rằng như thế đã làm bé mất hứng thú nói chuyện và tìm hiếu.

10- Những lời nói đầu tiên rất quan trọng. Cha mẹ hãy dạy bé cách phát âm chuẩn, tránh dùng những từ lóng, từ địa phương, từ thô tục, từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực. Khi người lớn nói chuyện với nhau trước mặt bé, cũng nên thận trọng trong cách dùng ngôn ngữ. Trẻ em như tờ giấy trắng, rất dễ bắt chước . Có những cha mẹ khi thấy bé bắt chước những từ ngữ không hay của người lớn một cách ngộ nghĩnh đã cười vui mà không sửa ngay cho bé. Bé không hiểu hết ý nghĩa của từ ngữ, tưởng rằng được cha mẹ khuyến khích đã nói dần thành quen, sau này lớn lên rất khó sửa. Vì vậy, cha mẹ khi dạy con trẻ nói, hãy dạy đúng ngay từ đầu.

DS Nguyễn Lưu Hạnh

FrieslandCampina Nutriton Center

Một phần của tài liệu CHAM SOC CON YEU (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w