Những hạn chế còn tồn tại khi phát triển các sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank (Trang 25)

hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)

Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các SPPS tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển các sản phẩm này tại Việt Nam. Một số hạn chế về sự phát triển các SPPS tiền tệ tại Sacombank Việt Namtrong thời gian qua như:

Thứ nhất, đối tượng tham gia thị trường các SPPS là rất ít. Hoạt động phòng ngừa rủi ro thông qua các SPPS chỉ có thể được tiến hành một cách sôi động khi có nhiều chủ thể tham gia trên thị trường với sự đa dạng về nhu cầu. Các ngân hàng sẽ là những trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường. Trên thực tế, những giao dịch kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại hối (USD - VND) được hực hiện trên thị trường lâu nay thường chỉ là những giao dịch “lách luật” để thực hiện mua bán USD theo tỷ giá vượt trần quy định của NHNN mà thực chất chưa phải là những giao dịch phái sinh hoặc nếu có thì cũng chỉ là giao dịch một vế giữa ngân hàng - người bán và ngân hàng - người mua mà không có vế ngược lại, và khi đó ngân hàng sẽ chấp nhận rủi ro trạng thái ngoại hối mở (open position) mà không thực hiện giao dịch ngược vế với chủ thể khác để cân bằng trạng thái. Những giao dịch như vậy thường là các khách hàng bị thiệt thòi, bởi giá của giao dịch thường rất cao nên khối lượng giao dịch thực là rất hạn chế.

Thứ hai, các giao dịch mua bán ngoại tệ tại Sacombank chủ yếu là giao dịch giao ngay. Quy mô các hợp đồng phái sinh vẫn còn nhỏ, chưa thực sự đủ lớn để mang lại doanh thu cao cho Ngân hàng. Thực tế là các giao dịch giao ngay vẫn đang đóng vai trò chủ đạo trong tổng số giao dịch của các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với Ngân hàng.

Thứ ba, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai tại Sacombank vẫn chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng, vì vậy số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn.

Thứ tư, các sản phẩm phái sinh vẫn chưa xuất hiện đầy đủ tại Sacombank. Trên thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa, sản phẩm giao dịch hoán đổi vẫn chưa

25

xuất hiện, còn trên thị trường giao dịch phái sinh tiền tệ, các sản phẩm giao dịch tương lai cũng chưa được Sacombank áp dụng.

2.4. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank

Thị trường tài chính - tiền tệ tại Việt Nam còn đang rất hạn chế: Tại Việt Nam, các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch. Thị trường chứng khoán chưa thực sự hiệu quả, thông tin chưa minh. Các nhà môi giới, trung gian tài chính còn quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này.

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: Những chính sách và quy định về pháp luật của Nhà nước đối với việc ứng dụng các loại hợp đồng phái sinh này còn chưa thực sự hoàn thiện, mang tính thí điểm và đơn lẻ. Hiện tại, các văn bản mới chỉ quy định về giao dịch kỳ hạn ngoại tệ, giao dịch hoán đổi ngoại tệ; giao dịch hoán đổi lãi suất (Quyết định số 62/2006/QĐ – NHNN, ngày 29/12/2006). Chưa có văn bản pháp lý nào quy định hướng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất khác như kỳ hạn tiền gửi (FFD), kỳ hạn lãi suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn như CAP, FLOORS, COLLAR,…

Công tác tuyên truyền quảng cáo chưa hiệu quả: Để khách hàng biết đến các công cụ phái sinh cũng như vai trò của nó trong việc phòng ngừa rủi ro hay kinh doanh sinh lợi, công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng cáo của Sacombank là một việc làm không thể thiếu. Tuy nhiên, Sacombank mới chỉ dừng lại ở khâu đáp ứng các nhu cầu mua bán sản phẩm phái sinh của khách hàng chứ chưa chủ động giới thiệu với doanh nghiệp các sản phẩm phái sinh của mình.

Sự kém hiểu biết về sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp: Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa hiểu thấu đáo về bản chất và những tiện ích mà các sản phẩm phái sinh mang lại cho bản thân doanh nghiệp. Kiến thức của nhiều doanh nghiệp về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất, tỷ giá,… còn quá thấp. Những hiểu biết về các kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái bằng các giao dịch phái sinh lại càng xa lạ. Sản phẩm phái sinh

26

trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Ngoài ra, còn có hiện tượng nhầm lẫn giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Mặt khác, 90% doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng đồng USD trong thanh toán. Trong khi đó tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng ổn định, NHNN thường cho tỷ giá USD/VND hàng năm chỉ tăng khoảng 1%. Mức biến động như vậy là không đáng kể so với sự biến động của các đồng tiền khác như EUR, GBP, JPY hay AUD (có thể tăng giảm 1% trong 1 – 2 ngày). Nắm được sự dao động tỷ giá USD/VND nên trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay nên không quan tâm tới các sản phaamrphasi sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro.

Điều kiện giao dịch phức tạp và mức phí còn cao: Điều kiện giao dịch và mức phí của Sacombank áp dụng cho các sản phẩm phái sinh cũng là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp còn e ngại. Doanh nghiệp tính toán thấy không có lợi nên không sử dụng. Chưa kể đến việc các mẫu hợp đồng phái sinh ở Sacombank lại được soạn thảo theo một tiêu chí riêng, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu các loại hợp đồng phái sinh tại ngân hàng để tìm được hợp đồng phù hợp với mình.

2.5. Một số định hướng nhằm phát triển sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank

Các cấp lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng các công cụ phái sinh

Nghiệp vụ này tương đối khó về mặt kỹ thuật nhưng thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng trong quá trình quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Để có thể hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, trước hết đòi hỏi các cấp lãnh đạo tại Sacombank cần có nhận thức và quan điểm đúng đắn về việc triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế. Ngân hàng cần hiểu được tính năng cũng như tính ưu việt của các sản phẩm phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là đối với Sacombank.

27

Có hai hình thức tổ chức mà Sacombank có thể sử dụng là thiết lập phòng kinh doanh nghiệp vụ phái sinh riêng hoặc xếp các cán bộ phái sinh vào các phòng ban khác. Do ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ phái sinh chưa phát triển mạnh nên cách thức tổ chức thứ hai phù hợp hơn. Theo cách này, các nhân viên phái sinh theo từng loại phái sinh sẽ trực thuộc các phòng vốn, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng kinh doanh vàng… Cách thức tổ chức dọc như này có ưu điểm là luồng thông tin trong một thị trường sẽ được cải thiện, trao đổi giữa các giao dịch viên chuyên nghiệp. Từ đó Sacombank sẽ giảm được chi phí giao dịch. Các giao dịch viên có động lực để đối xử tốt với nhau vì sự cộng tác này đem lợi ích tới cho cả hai bên, khi công việc làm ăn tốt thì tiền thưởng cho mọi người sẽ tăng lên.

Đẩy mạnh marketing các sản phẩm phái sinh

Sacombank cần phải có các hoạt động Marketing để phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn cho công chúng về nội dung, tác dụng và cách thức sử dụng sản phẩm phái sinh, cũng như các vấn đề kỹ thuật có liên quan. Trên thực tế, nhiều NHTM trên thế giới đã giới thiệu về các sản phẩm phái sinh trên các trang web của Ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm này. Trong điều kiện của Việt Nam, do những hạn chế nhất định về công nghệ thì Sacombank có thể sử dụng các hình thức khác như xây dựng cẩm nang, tờ rơi, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng… nhằm giới thiệu về những sản phẩm mới này.

Đào tạo nguồn nhân lực

Sacombank cần tổ chức các chương trình đào tạo, trang bị những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật về các nghiệp vụ phái sinh cho nhân viên Ngân hàng, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các nghiệp vụ phái sinh một cách hiệu quả, mời những chuyên gia trong và ngoài nước giỏi về nghiệp vụ này tham gia giảng dạy. Nếu có điều kiện, có thể cử một số nhân viên có khả năng đi nghiên cứu tại nước ngoài để có điều kiện học hỏi không chỉ về lý thuyết mà cả thực tiễn thực hiện các nghiệp vụ này tại Ngân hàng.

28

Để tìm kiếm thêm khách hàng, một điều quan trọng là phải đa dạng hóa sản phẩm phái sinh. Tại Sacombank, để phát triển nghiệp vụ phái sinh của mình nên tìm ra hoặc tiếp thu, phát triển các sản phẩm phái sinh kết hợp với nhau và kết hợp với các công cụ tài chính khác. Như thế có thể lợi dụng được lượng cầu có sẵn đối với các sản phẩm tài chính khác, có thể làm thỏa mãn khách hàng tốt hơn vì các lợi ích được tích hợp vào trong cùng một sản phẩm.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài

Nghiệp vụ sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở Sacombank là khá mới mẻ và còn nhiều bất cập. Vì vậy, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp cho Sacombank học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tranh thủ được sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các loại hình nghiệp vụ phái sinh.

29

KẾT LUẬN

Các sản phẩm phái sinh là một trong những sản phẩm hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh lấy lợi nhuận. Các quốc gia phát triển trên thế giới đã sử dụng rất thành công loại hình công cụ tài chính này. Việt Nam cũng áp dụng CCPS từ năm 1998, tuy nhiên tình hình áp dụng thì còn nhiều hạn chế.

Qua bài phân tích các sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ta có thể thấy: Nhìn chung, kể từ những ngày đầu Nhà nước cho phép tổ chức tài chính sử dụng hợp đồng phái sinh cơ bản cho tới nay, các nghiệp vụ này đã được phát triển ở Sacombank. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa đáng kể và chưa tạo được bước nhảy cho thị trường phái sinh tại Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế, khi các ngân hàng nước ngoài được hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam, Sacombank vừa có thể học hỏi về nghiệp vụ phái sinh tiền tệ này ở các Ngân hàng lớn, nhưng cũng phải cố gắng không ngừng để nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ phái sinh tiền tệ của mình để cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thị trường phái sinh Việt Nam.

Với những kết quả phân tích ở trên, em hi vọng có thể đóng góp một số ý kiến phần nào có thể giúp ích được cho sự nghiệp phát triển chung của nghiệp vụ phái sinh tại Sacombank nói riêng và thị trường phái sinh tại Việt Nam nói chung.

30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhiều tác giả, “ Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2007.

2. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình “ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, , NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2008.

3. PGS.TS Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình “ Thanh toán quốc tế”, NXB Thống Kê, năm 2007.

4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, tái bản lần thứ 2, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2005.

5. TS. Nguyễn Thị Loan - ĐH Ngân hàng TPHCM “ Phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, theo Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, năm 2013.

6. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, năm 2011 -

31

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực hiện: ……….

Lớp: ………..

Đề tài: ………...

………...

1. Tinh thần, thái độ thực hiện: ……… ……… ……… 2. Nội dung: ……… ……… ……… 3. Hình thức: ……… ……… ……… 4. Kết luận: ……… ……… ………

5. Đánh giá và cho điểm: ………

…………

Bình Định, ngày tháng năm 2014

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các sản phẩm phái sinh tiền tệ tại Sacombank (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)