6. Bố cục của luận văn
3.2.2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch Ninh
3.2.2.1.Giải pháp xây dựng môi trường du lịch văn minh
Để Ninh Thuận thật sự là điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách các ban ngành có liên quan cần khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
Đối với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch: Hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực, phục vụ du khách chu đáo, tận tình; có kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn du khách, phòng chống cháy nổ, chú trọng đến công tác cứu hộ ở bãi tắm, hồ bơi của đơn vị; thực hiện tốt quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, giữ bình ổn giá phòng, giá dịch vụ trong các ngày cao điểm, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường trong doanh nghiệp và các khu vực lân cận.
Hướng dẫn thanh tra Sở phối hợp kiểm tra hoạt động mô tô, ca nô trên biển, tàu đáy kính xem san hô; kiểm tra việc thực hiện quy định về lắp đặt bảng nội quy,
hướng dẫn khách tắm biển đối với các cơ sở lưu trú ven biển, các qui định về vận tải hành khách đường thủy theo quy định.
Chủ trì phối hợp các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đội ngũ hướng dẫn viên tự do thường tiếp cận tại các khách sạn, nhà hàng để đưa khách tham quan mà không có hợp đồng với các đơn vị lữ hành, không có chương trình du lịch.
Duy trì và bố trí cán bộ trực 24/24 đường dây nóng, đảm bảo kịp thời xử lý các thông tin do du khách phản ánh.
Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra, giám sát các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản liên quan đến các khu, điểm du lịch; di tích lịch sử, văn hoá nằm trong phạm vi kế hoạch phát triển du lịch.
Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về kinh doanh, đồng thời có phương án để bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch khi đến sử dụng dịch vụ tại cơ sở
Đối với UBND huyện, thành phố: Hỗ trợ các địa phương có điểm du lịch tăng cường công tác giáo dục, vận động dân cư, hộ kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch giữ vệ sinh công cộng, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá, lịch sự, thân thiện đối với du khách.
Thường xuyên phát động tổng vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch trên các tuyến đường dẫn đến các khu, điểm du lịch và các bãi tắm công cộng ven biển Bình Sơn – Ninh Chữ, Vĩnh Hy; tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường nhất là rác thải, nước thải, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ, kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch; không để xảy ra tình trạng bán hàng rong chèo kéo, đeo bám, quấy
nhiễu, trộm cắp tài sản của du khách tại: Bãi biển Bình Sơn – Ninh Chữ, Vịnh Vĩnh Hy, Làng nghề gốm Bàu Trúc, làng nghề dệt Mỹ Nghiệp, các công viên công cộng, Bảo Tàng, Tượng đài, siêu thị Coop Mart, chợ Phan Rang, bến xe, nhà ga.
Hướng dẫn các đơn vị chức năng liên quan phối hợp tổ chức sinh hoạt với các hộ kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ, kinh doanh ăn uống, mua sắm trên địa bàn thực hiện tốt quy định về niêm yết giá cả, không để xảy ra nạn chặt chém du khách, đảm bảo xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách, vệ sinh toàn thực phẩm.
Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông ở các khu du lịch trọng điểm, công tác cứu hộ, cứu nạn tại các điểm du lịch ở các bãi tắm công cộng trên địa bàn.
Khẩn trương xây dựng đủ nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, trang bị thùng rác tại các điểm tham quan du lịch. Chỉ đạo tổ chức thu gom rác dọc tuyến đường 16/4 và đường Yên Ninh, các điểm du lịch tại địa bàn các huyện; đặc biệt là khu vực suối Lồ Ồ và vịnh Vĩnh Hy nhằm đảm bảo môi trường sạch, đẹp.
3.2.2.2.Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm du lịch như: giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, công trình phục vụ cộng đồng, bằng cách tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, ngân sách tỉnh và nguồn vốn vay của các cơ quan viện trợ quốc tế.
Tại các khu du lịch đã ổn định cần tạo điều kiện và môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, dành ưu đãi đầu tư thỏa đáng cho từng địa bàn để kêu gọi các thành phần kinh tế trong ngoài tỉnh tham gia đầu tư du lịch.
Nâng cấp các cơ sở hoạt động du lịch hiện có, quy định chặt chẽ về việc đầu tư cơ sở du lịch mới phải đáp ứng yêu cầu phục vụ các loại khách từ bình dân đến cao cấp tuỳ theo địa bàn.
3.2.2.3.Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Ninh Thuận, trong số các giải pháp quan trọng mà cơ quan quản lý Nhà nước đã triển khai thực hiện như xây dựng quy hoạch du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung quảng bá xúc tiến du lịch, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao gắn với thu hút khách du lịch thì việc tự nâng cao chất lượng dịch vụ của chính đơn vị kinh doanh du lịch và việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với Nhà nước là những yếu tố then chốt, mang tính chiến lược lâu dài.
Tại hội thảo nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Ninh thuận, đã có nhiều tham luận đưa ra nhiều giải pháp nhằm làm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cho tỉnh. Có thể kể đến một số giải pháp như xúc tiến đầu tư các dự án lớn để phát triển sản phẩm du lịch cao cấp; nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch; phát triển giao thông và các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực làm du lịch; liên kết nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, lập đề án phát triển các loại hình du lịch thích hợp theo từng địa phương, làng nghề, cụ thể: Về du lịch sinh thái biển - nghỉ dưỡng; về sinh thái vùng núi, vùng sâu, rừng nguyên sinh . . .; về nghiên cứu văn hoá các dân tộc; về du lịch làng nghề; về du lịch hội nghị, hội thảo; về du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, trang trại, miệt vườn gắn với phát triển mới các loại hình du lịch như du lịch mạo hiểm, du lịch leo núi, đua mô tô trên cát, bay mô tô trên không, du lịch sa mạc, du thuyền, lướt sóng…
Tăng cường các họat động nhằm nâng cao năng lực của ngành, nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, trong họat động lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và các khâu đón tiếp, dịch vụ khác; đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú, các tour, tuyến, loại hình du lịch, hàng lưu niệm … tăng cường khả năng liên kết vùng và hội nhập quốc tế và khu vực. Cụ thể:
Đối với dịch vụ lữ hành: Các công ty du lịch cần tăng cường liên doanh, liên kết với các hãng lữ hành nước ngoài để đón du khách quốc tế và tăng chất lượng dịch vụ. Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp lữ hành nên đầu tư công nghệ đặt chỗ qua mạng internet nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện đại, tạo thuận tiện cho du khác. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ du khách tốt hơn, chu đáo hơn. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với nhiều tour, tuyến du lịch mới hấp dẫn, mang dấu ấn riêng. Liên kết với các cơ sở lưu trú nhằm giảm giá thành để thu hút khách, đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm du lịch cho du khách.
Mỗi doanh nghiệp lữ hành tại Ninh Thuận phải liên kết, hỗ trợ nhau đảm bảo chất lượng các chương trình du lịch, lấy chất lượng phục vụ làm tiêu chí kinh doanh, tránh tình trạng đấu đá lẫn nhau làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của địa phương.
Đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch: Tăng cường nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ vận chuyển khách du lịch nhằm tạo sự thoải mái và an toàn cho du khách. Phương tiện vận chuyển khách du lịch phải đồng bộ, hiện đại, có những tiện nghi tối thiểu như hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống âm thanh sống động để du khách thư giản, có dịch vụ cung cấp nước uống, thức ăn nhẹ, hệ thống nhà vệ sinh, khí thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép.
Tỉnh Ninh Thuận cần ban hành khung pháp lý (tối thiểu nhất) để đánh giá chất lượng phương tiện vận chuyển và nếu có thể sẽ phân cấp hạng sao cho từng phương tiện. Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia vào hoạt động vận chuyển khách du lịch đường bộ nhằm đem lại giá thành hợp lý nhất với chất lượng cao nhất. Đội ngũ lái xe phải chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được trang bị nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ để khi cần có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch.
Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, đặc biệt là Singapore và Thái Lan, cần chọn thầu các đơn vị có năng lực vận chuyển khách chất lượng tốt để phục vụ khách du lịch đường bộ. Nghiên cứu làm thử việc thành lập công ty vận chuyển khách du lịch quốc tế trên cơ sở liên kết các công ty vận chuyển khách của các quốc gia. Nếu chọn công ty vận chuyển có năng lực, hệ số an toàn kỷ thuật cao, chất lượng dịch vụ tốt, giá cả hợp lý sẽ làm hài lòng khách, góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ.
Đối với dịch vụ lưu trú: Hệ thống cơ sở lưu trú cần được quy hoạch, triển khai xây dựng hợp lý hơn, ưu tiên các tuyến đường có lưu lượng khách du lịch qua lại đông và các tuyến đến các thị trường khách u lịch tiềm năng lớn. Ngoài các tiêu chuẩn cơ bản về buồng như hệ thống điều hòa nhiệt độ, tivi, tủ lạnh, cung cấp nước uống, kem, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm, các cơ sở lưu trú cần chú trọng đến việc trang trí không gian buồng sao cho trang nhã, lịch sự, ấm cúng, phù hợp với sở thích, văn hóa, tập quán của khách. Bởi vì phòng lưu trú không đơn giản chỉ là nơi để ngủ, lưu trú mà còn là nơi để khách nghĩ ngơi và thư giản.
Cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ buồng, thái độ phục vụ niềm nở, nhiệt tình với du khách cho đội ngũ nhân viên phục vụ. Tăng cường đề cao vấn đề an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường và hệ thống cây xanh trong khuôn viên, hoàn thiện và nâng cấp các dịch vụ có tính liên hoàn để phục vụ nhu cầu của khách như internet, sân quần vợt, dịch vụ xông hơi, trị liệu, spa,… đặc biệt là áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ qui định.
Ở khu vực vùng sâu, vùng xa có tiềm năng phát triển du lịch nhưng còn thiếu cơ sở lưu trú cần có kế hoạch phối hợp với địa phương, với nhân dân để xây dựng những cơ sở lưu trú phục vụ khách, tạo cho du khách sự thoải mái và thân thiện khi đến tham quan, nghĩ dưỡng. Cần chú trọng đề cao yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp cho du khách hiểu biết nhiều hơn bản sắc văn hóa bản địa, khám phá những điều mới mẻ từ sinh hoạt thường nhật của các các cộng đồng dân cư vùng, miền của đất nước Việt Nam.
Đối với dịch vụ ẩm thực: Cần chú trọng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất và tiện nghi phục vụ. Các nhà hàng cần đặt ở trung tâm du lịch, dọc các tuyến đường thường xuyên có khách du lịch đi qua, giao thông thuận lợi, có bãi đỗ xe rộng. Đặc biệt là phải có cảnh quan đẹp, sang trọng, lịch sự, đậm chất văn hóa truyền thống. Cảnh quan đẹp, phù hợp sẽ khiến món ăn ngon hơn, tinh tế hơn, đồng thời tạo cho du khách sự thoải mái và thư giãn.
Các nhà hàng cần khai thác tối đa nghệ thuật ẩm thực và các điều kiện khác nhằm tạo ra hệ thống món ăn, thức uống và dịch vụ đa dạng cung ứng cho khách. Xây dựng thực đơn phong phú, tạo sản phẩm độc đáo, sáng tạo mang tính đặc theo phong cách vùng miền với những thực đơn thuần Việt hoặc là sự giao thoa giữa ẩm thực dân gian của các vùng, miền, địa phương trong cả nước và của các nước trên thế giới. Đa dạng hóa dịch vụ của các nhà hàng bằng các dịch vụ bổ sung như các chương trình ca nhạc phục vụ du khách vào ngày cố định trong tuần, trong tháng tùy theo quy mô của mỗi nhà hàng, hoặc quà tặng cho du khách có mức chi tiêu cao.
Các cơ sở kinh doanh ẩm thực phải luôn chú trọng nâng cao sản phẩm dịch vụ, phấn đấu đạt được giấy chứng nhận chất lượng ISO và vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống quản lý môi trường để đem lại sự hài lòng, tin tưởng của du khách. Cũng như các lĩnh vực khác, nhân lực luôn là yếu tố quan trọng, then chốt hàng đầu. Vì vậy, các nhà hàng cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên phục vụ về tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch (VTOS). Cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn về nâng cao chất lượng dịch vụ, bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là trang bị cho họ những kiến thức về tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán của các đội tượng khách để có sự phục vụ, đón tiếp phù hợp tránh xảy ra những “sự cố” đáng tiếc.
Đối với dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm: Cần khẩn trương nghiên cứu đưa ra nhiều loại sản phẩm hơn nữa với nhiều kiểu dáng, chủng loại khác nhau mang đậm
bản sắc của tỉnh Ninh Thuận và tạo được dấu ấn riêng. Do đây là sản phẩm lưu niệm nên cần phải bảo đảm chất lượng để có thể lưu giữ được dài lâu.
Trong các khách sạn, nhà hàng, khu, điểm du lịch, các trạm dừng chân cần có các dịch vụ như: Bưu điện, internet, cắt tóc, chăm sóc sức khỏe, massage, chăm sóc sắc đẹp, phòng tập thể dục, sân quần vợt, phòng bán hàng lưu niệm, tranh ảnh, siêu thị nhỏ,… Ở mỗi điểm đến cần có các chợ, hệ thống siêu thị, các nhà hàng ăn uống, các trung tâm giải trí phục vụ du khách về đêm. Để du khách an tâm sử dụng các loại dịch vụ, cần phải niêm yết giá công khai.
Ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa rất thiếu các dịch vụ mua sắm và giải trí, các đơn vị, công ty du lịch cần liên kết, phối hợp với địa phương, với nhân dân tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ dân gian như hát dân ca các vùng miền, biểu diễn