II. CÀI ĐẶT HỆ THỐNG SUY DIỄN 1) Phát biểu bài toán
4) Hướng xử lí bài toán
Việc chọn ngày được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Chọn ngày tốt căn bản:
Khai trương là mở cửa hàng quán để buôn bán. Mở kho, nhập kho là để đem hóa vật ra hay mang hóa vật vào. Lấy hay cất vật quý là như vàng bạc, châu ngọc... muốn đem cất giấu hoặc nay muốn lấy ra. Cả ba việc trên đều dùng chung trong 26 ngày tốt sau đây: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Giáp
Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Canh Dần, Tân Mẹo, Ất Mùi, Kỷ Hợi, Canh Tý, Quý Mẹo, Bính Ngọ, Nhâm Tý, Giáp Dần, Ất Mẹo, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu.
Bước 2: Định điểm cho ngày tốt căn bản:
o Mỗi ngày tốt chọn ra trong số các ngày tốt căn bản ở trên có trước 5 điểm/ngày.
o Xét điểm khi gặp 12 loại Trực: Nếu gặp trực hạp với việc định làm thì cộng thêm 1 điểm, nếu gặp trực kỵ với việc định làm thì trừ đi 1 điểm, không thấy nói gì đến trực trong vụ việc định làm thì thôi.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trực Kiến Trừ Mãn Bình Định Chấp Phá Nguy Thành Thu Khai Bế
Hạp/kỵ +1 0 +1 +1 +1 0 -1 -1 +1 0 +1 -1
o Lấy tuổi của người thực hiện khai trương so với các ngày tốt cao điểm: So sánh can - chi của người sử dụng và can - chi của ngày tốt cơ
bản: Nếu hợp thì được cộng 1 điểm nếu không hợp thì trừ 1 điểm. So sánh mệnh của người thực hiện khai trương có hợp kỵ theo ngũ
hành không: Nếu tương sinh thì được cộng 1 điểm, tương khắc thì trừ 1 điểm. Ví dụ: Người sử dụng mệnh Hoả, ngày tốt cơ bản có hành Mộc: là tốt vì Mộc sinh Hoả (quan hệ tương sinh) nên được cộng 1 điểm, còn nếu ngày tốt cơ bản thuộc hành Thuỷ: không tốt vì Thuỷ khắc Hoả nên bị trừ 1 điểm.
Bước 3: Chọn giờ tốt
Khi chọn được ngày lành rồi thì chọn giờ tốt trong ngày để khởi công, khởi sự, là bắt đầu làm cái việc mình định làm ấy.
Ví dụ: Người xem tuổi Canh Tý, đã xem được ngày Giáp Tý là ngày cao điểm nhất trong các bước trên.
Tra xem thì thấy ngày Giáp tý có 6 giờ Hoàng Đạo: Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Canh Ngọ, Nhâm Thân, Quý Dậu.
Cách so đối cũng y như trên kia lấy tuổi so với ngày tốt cao điểm vậy.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Giáp Tý (Kim): Có một xấu một tốt. Canh phá Giáp là xấu. Nạp âm Thổ sinh Nạp âm Kim.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Ất Sửu (Kim): có ba cách tốt => Ất với Canh là Thiên Can Ngũ hợp . Tý với Sửu là Địa Chi Lục hợp. Nạp âm Thổ sinh Nạp âm Kim.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Đinh Mẹo (Hỏa): có một tốt và một xấu. Tý với Mẹo là Tam Hình. Nạp âm Hỏa sinh Nạp âm Thổ.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Canh Ngọ (Thổ): có một tốt một xấu. Nạp âm Thổ với Nạp âm Thổ tỷ hòa, vượng. Tý với Ngọ là Lục Xung.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Nhâm Thân (Kim): có hai cách tốt. Nạp âm tương sinh là một. Tý với Thân là Tam Hợp.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Quý Dậu (Kim): có một xấu và một tốt. Nạp âm tương sinh là tốt. Tý với Dậu là Lục Phá.
Trong 6 giờ Hoàng Đạo trên thì giờ Ất Sửu tốt hạng nhất vì có tới 3 cách tốt. Kế đến là giờ Nhâm Thân có 2 cách tốt. Do giờ Ất Sửu là vào lúc khuya chẳng tiện xài, nên giờ hợp lý là giờ Nhâm Thân dễ dùng hơn.
Trong việc chọn giờ có thể sắp hạng từ tốt tới xấu như sau: • Giờ có ba cách tốt là HẠNG NHẤT, rất nên dùng. • Giờ có hai cách tốt là HẠNG NHÌ, nên dùng.
• Giờ có một cách tốt mà không lẫn cách xấu là Hạng ba, khá nên dùng. • Giờ có hai cách tốt và một cách xấu là Hạng tư, khá nên dùng.
• Giờ có một cách tốt và một cách xấu là hạng năm, tạm dùng.
• Giờ có một cách xấu mà không có lẫn một cách tốt là hạng sáu, chẳng nên dùng.
• Giờ có hai cách xấu và một cách tốt là hạng bảy, chẳng nên dùng. • Giờ có hai cách xấu là hạng tám, quyết không nên dùng.
• Giờ có ba cách xấu là hạng chín, tuyệt đối chẳng nên dùng.