Đối với các vùng đất quá mặn.

Một phần của tài liệu đất mặn và biện pháp cải tạo (Trang 27)

Đôi khi các vùng đất mặn có nồng độ muối quá cao, việc cải tạo gặp nhiều khó khăn, rất tốn kém về mặt thời gian, tiền bạc, công sức…hoặc điều kiện kinh tế, khoa học kĩ thuật của vùng đó, quốc gia đó không đáp ứng được nhu cầu cải tạo. Ta phải tìm cách sử dụng chính đất mặn đó. Một trong những biện pháp thường được các nông dân thường sử dụng là nuôi trồng chính các giống cây trồng, vật nuôi sống trong môi trường có nồng độ muối cao như vậy. Trồng các giống lúa chống chịu mặn tốt. Kết hợp giữa trồng lúa với nuôi các loại thủy hải sản có khả năng sống trong môi trường nước của đất mặn. Ở các vùng mặn hóa cao như cửa sông, ven biển, ta có thể nuôi các loại tôm, cá, hải sâm…vốn quen sống trong môi trường nước biển hoặc nước lợi. Các vùng ven biển ta có thể trồng một số loại cây đặc hữu của đất sìn mặn như đước, vẹt, sú,…vừa giúp giữ đất, vừa có thể mang lại nguồn lợi về kinh tế.

Dựa vào các công trình nghiên cứu trên, ta phải tìm cách để sử dụng đất mặn có hiệu quả nhất. tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, nước. Không ngừng học hỏi các công nghệ tiên tiến để cải tạo và sử dụng đât mặn nhằm đạt hiệu quả cao nhât mà lại ít gây tổn hại cho môi trưởng cũng như đạt hiệu quả kinh tế nhât.

Nguồn tài liệu:

http://baigiang.violet.vn

khoa hoc@doi song-Nguon goc va ban chat cua dat man va dat kiem

www.ext.colostate.edu_files www.fao.org

Bài giảng môn khoa học đất của giảng viên Lê Trọng Hiếu- đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình tài nguyên đất và môi trường của giảng viên Phan Tuấn Triều – đại học Bình Dương.

Một phần của tài liệu đất mặn và biện pháp cải tạo (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w