CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ.
* Để phát triển kinh tế một cách bền vững phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải theo hướng sản xuất hàng hoá.
Với nhận thức đó huyện Chiêm Hoá cần quán triệt quan điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở xây dựng hệ thống kinh tế mở, tạo điều kiện giao lưu, trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác, khắc phục tình tình trạng tự cung, tự cấp khép kín, gắn sản xuất nông
nghiệp với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực, coi lương thực có sức cần cứng rắn. Phát triển chè mía bảo đảm cung cấp một phần lớn nguyên liệu cho nhu cầu của các nhà máy chế biến của tỉnh. Mở rộng diện tích lạc, đậu tương và cây ăn quả và sản xuất rau xanh thực phẩm. Đây là hướng phát triển kinh tế hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Chiêm Hoá nói riêng, phát triển hàng hoá như vậy sẽ tăng nha nh được giá trị sản lượng các sản phẩm hàng hoá và tăng tỷ suất hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường.
* Chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để phát triển kinh tế một cách bền vững, nâng cao mức sống của người dân thì huyện Chiêm Hoá cần phải gắn chặt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế nông nghiệp, có như vậy mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện nhà.
* Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là lợi thế so sánh với bảo vệ môi trường sinh thái.
Để phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững và tạo ra môi trường sinh thái tốt thì cùng với các biện pháp khác, cần phải có một cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tác động tích cực trong việc chặn đứng việc suy thoái môi trường, hạn chế tối đa hoá sự ô nhiễm môi trường do con người gây ra, đồng thời từng bước cải thiện và xác lập sự cần bằng sinh thái.
* Chuyển đổi cơ cấu cây tròng, vật nuôi phải phát huy được vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế sản xuất nông nghiệp.
Việc chuyển đổi cơ câu giống cây trồng, vật nuôi của huyện Chiêm Hoá cần phải quán triệt hơn nữa đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy vai trò và tác dụng tích cực của thành phần kinh tế, mặt khác cơ cấu các thành phần kinh tế là nội dung của phát triển kinh tế. Do đó chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phải bao hàm cả việc biến đổi cơ cấu các thành phần kinh tế sao cho chúng có mối liên hệ tương tác một cách biện chứng và phát huy được vai trò, tác dụng tích cực của mỗi thành phần kinh tế, đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc giải phóng năng lực sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.